Loãng xương tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng nào. Vậy làm thế nào để biết mình bị mắc bệnh loãng xương? Cách chẩn đoán bệnh loãng xương như thế nào?
Cách chẩn đoán bệnh loãng xương?
Loãng xương được chẩn đoán bằng phương pháp đo mật độ xương, thường là ở xương hông và cột sống.
Trước khi xét nghiệm đo mật độ xương, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ loãng xương của bạn qua bộ câu hỏi.
Sau đó, bạn chỉ cần nằm trên một chiếc bàn đệm và máy sẽ quét qua cơ thể bạn. Quá trình đo mật độ xương mất khoảng 10-15 phút. Điểm kết quả sẽ được tính toán theo thang điểm T-score.
Những ai nên chụp mật độ xương?
Nam giới và phụ nữ trên 50 tuổi hoặc những người dưới 50 tuổi nhưng có yếu tố nguy cơ loãng xương cao nên đi chụp mật độ xương. Nếu mật độ xương của bạn thấp, bạn có nhiều khả năng sẽ bị gãy xương trong tương lai.
Bệnh nhân có mật độ xương thấp hoặc bị mắc loãng xương nên được phát hiện càng sớm càng tốt để có thể sớm kiểm soát sức khỏe xương.
Loãng xương là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị. Bạn cần thay đổi lối sống và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để làm chậm quá trình mất xương. Từ đó giúp hệ xương chắc khỏe, giảm nguy cơ gãy xương.
Kết quả chẩn đoán bệnh loãng xương
Từ mật độ xương (BMD) sẽ tính điểm T-score để đánh giá tình trạng bệnh loãng xương của bạn
[table id=8 /]
Những ai nên đi đo mật độ xương?
- Những người trước đây từng được chẩn đoán loãng xương.
- Người có tiền sử gãy xương trước đó do va chạm nhẹ.
- Bệnh nhân có tiền sử dùng corticosteroid trên 3 tháng (thường gặp ở những người mắc bệnh hen suyễn, viêm khớp dạng thấp…)
- Phụ nữ mãn kinh và mãn kinh sớm.
- Đàn ông có testosterone thấp.
- Bệnh nhân celiac hoặc kém hấp thu, mắc bệnh cường tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp, bệnh suy giảm chức năng gan, thận.
- Người từ 70 tuổi trở lên.
Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây là hữu ích với bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý khách vui lòng gọi HOTLINE: 1900 58 88 36
Trân trọng.