Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thiếu vitamin D ngoài việc gây ra bệnh còi xương còn liên quan đến các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, lao và viêm phế quản.

Vitamin D không chỉ là vi chất quan trọng trong chuyển hóa xương thông qua cơ chế hấp thu, cân bằng nội môi canxi, phospho mà còn đóng vai trò đặc biệt trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Điều này khá mới mẻ với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh vai trò đặc biệt của vitamin D trong việc kích hoạt hệ miễn dịch bẩm sinh hoạt động tốt hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thiếu vitamin D ngoài việc gây ra bệnh còi xương còn liên quan đến các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, lao, viêm phế quản. Viêm phổi là một dạng nghiêm trọng của nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.

Một số nghiên cứu cho rằng bổ sung vitamin D có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em và cả người lớn.

Viêm phổi là bệnh rất dễ gặp ở trẻ

Bổ sung vitamin D giảm nguy cơ viêm phổi, lao, viêm phế quản

Kết quả nghiên cứu của tác giả Mojgan Mamani (Đại học Khoa học Y khoa Hamadan, Iran) thực hiện trên 149 đối tượng cho thấy, người bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng có khả năng mắc bệnh viêm phổi cao hơn 4,16 lần so với những người có đủ vitamin D. Bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi bị thiếu vitamin D nghiêm trọng nguy cơ mắc bệnh nặng hơn, tỉ lệ nhập viện cao hơn và thời gian điều trị lâu hơn sơ với người đủ vitamin D.

Nghiên cứu tương tự được thực hiện tại Phần Lan công bố trên Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe cộng đồng, cho thấy, người có nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao gấp 2,6 lần so với những người có nồng độ 25 (OH) D cao.

Kim et al trong một nghiên cứu trên bệnh nhân mắc viêm phổi ở Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng thiếu vitamin D (nồng độ vitamin D trong huyết thanh – 25 (OH) D dưới 20 ng/mL) được tìm thấy ở khoảng 80% bệnh nhân.

Trong một nghiên cứu kiểm soát tại bệnh viện của Wayse et al trên 150 trẻ em dưới 5 tuổi ở Ấn Độ, nồng độ vitamin dưới 10ng/ml là một trong những yếu tố khiến tỉ lệ nhiễm trùng hô hấp nặng hơn.

Một thử nghiệm ngẫu nhiên thực hiện ở 340 trẻ tại Nhật Bản đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ chỉ ra, việc bổ sung vitamin D hằng ngày giúp ngăn ngừa bệnh cúm theo mùa. Cụ thể, trẻ được bổ sung vitamin D giảm 42% nguy cơ mắc cúm A so với trẻ không được bổ sung. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, với trẻ được bổ sung vitamin D hằng ngày giảm 93% nguy cơ lên cơn hen so với trẻ không bổ sung.

Vitamin D có tác động rất lớn tới hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ

Adrian Martineau – Giáo sư về nhiễm trùng đường hô hấp và miễn dịch tại Trường Y và Nha khoa London, Anh đã thực hiện phân tích dữ liệu thô từ 25 thử nghiệm lâm sàng với 11.000 bệnh nhân từ 14 quốc gia, và nhận thấy bổ sung vitamin D hàng ngày làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi, lao…).

Các nhà khoa học đi đến kết luận, bổ sung vitamin D là một can thiệp tương đối đơn giản có thể làm giảm tỷ lệ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng. Một nghiên cứu ở Anh đã báo cáo rằng chi phí ngăn ngừa thiếu vitamin D ở dân số trẻ em châu Á thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị các vấn đề sức khỏe chung liên quan đến thiếu vitamin D mãn tính ( Zip 2006 ).

Vitamin D tác động tới hệ miễn dịch như thế nào?

Vitamin D ảnh hưởng đến hoạt động của hơn 200 gen trong cơ thể chúng ta, nó tương tác với hệ thống miễn dịch theo nhiều cách khác nhau và thiết lập hàng rào bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm (theo nghiên cứu của Gunville 2013).

Dạng hoạt động của vitamin D – 1,25 (OH) D kích thích hoạt động chống vi khuẩn trong các tế bào đơn nhân và đại thực bào. Nghiên cứu khoa học gần đây (White 2008 ; Gunville 2013 ) chỉ ra, do vitamin D giúp tạo ra các peptide kháng khuẩn (AMP), tăng cường tiêu diệt các vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis nội bào (thường gặp nhất ở phổi, bệnh lao)…

Các nhà khoa học còn phát hiện ra, hầu hết các tế bào miễn dịch như tế bào lympho B và T, bạch cầu đơn nhân và tế bào đuôi gai đều có các thụ thể vitamin D (VDR). Thiếu hụt vitamin D có thể làm giảm khả năng miễn dịch bẩm sinh và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bổ sung đầy đủ vitamin D là điều cần thiết để các tế bào miễn dịch, đặc biệt là lympho T – “biệt đội” được huấn luyện bài bản nhất trong hệ miễn dịch chống lại các yếu tố nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Hiểu một cách đơn giản, vitamin D hoạt động trong hệ miễn dịch bằng cách làm giảm các protein gây viêm, đồng thời làm tăng lượng protein kháng khuẩn tốt có thể tiêu diệt virus, vi khuẩn xâm nhập. Đối với các đáp ứng miễn dịch, dạng hoạt động 1,25 (OH) vitamin D làm ức chế quá trình gây rối loạn miễn dịch trong cơ thể.

Khi nồng độ vitamin D trong máu giảm hoặc ở mức thấp, cơ thể sẽ giảm khả năng chống đỡ với các tác nhân bên ngoài, vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập, trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh do vi khuẩn và virus gây nên như lao, cúm, viêm phổi, viêm phế quản…

Vì thế, bổ sung vitamin D3 dự phòng hằng ngày là điều cần thiết để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Liều dự phòng theo lứa tuổi cần từ 400 – 800 IU vitamin D3/ngày, tương đương 1-2 nhát xịt Dimao chuẩn liều khuyến cáo.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Nguồn tham khảo:


https://www.who.int/elena/titles/vitamind_pneumonia_children/en/
https://www.who.int/elena/titles/bbc/vitamind_pneumonia_children/en/

https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD008824.pub2/full

https://www.bmj.com/content/356/bmj.i6583.long

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3543548/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3880753/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3880753/

 

Hotline 1900.588836