Có 2 giai đoạn cơ thể trẻ phát triển thể chất vượt trội, nếu được tác động đúng sẽ đạt được chiều cao tối ưu, đó là 1000 vàng đầu đời và giai đoạn dậy thì.

Giai đoạn 1000 ngày đầu đời

1000 ngày đầu đời là thời gian từ khi trẻ được mang thai trong bụng mẹ đến lúc 2 tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất của trẻ. Nếu được bổ sung đầy đủ, chỉ riêng năm đầu tiên, trẻ có thể tăng 25cm, trong 2 năm tiếp theo mỗi năm có thể tăng 10cm. Giai đoạn này quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.

Thời gian trẻ trong bào thai, nếu người mẹ ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng, tăng từ 10 – 25kg thì con sẽ đạt được chiều cao từ 50cm trở lên.

Dưới 1 tuổi, trẻ đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với các giai đoạn khác. Cân nặng tăng gấp 3 còn chiều cao tăng gấp rưỡi so với lúc mới sinh.

Từ 1 đến 2 tuổi, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ bị ảnh hưởng đến thể lực, đặc biệt là chiều cao trong giai đoạn vị thành niên.

Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng bị giảm dần, trẻ chỉ tăng được khoảng 6,2cm/năm nhưng chế độ dinh dưỡng cũng cần đảm bảo để hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương, làm tiền đề cho sự phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì.

Giai đoạn đầu đời nếu được “đầu tư” hợp lý sẽ giúp bé phát triển chiều cao tối đa

Bởi vậy, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để con phát triển tốt nhất và toàn diện nhất trong giai đoạn 1000 ngày vàng là điều cực kỳ quan trọng

Theo TS.BS. Trần Bá Thoại, Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam, đa phần trẻ em Việt mới sinh đều có chiều dài tương đương với các em bé khác trên thế giới, nhưng từ 3 tuổi, khoảng cách chiều cao dần tách biệt khi trẻ em các nước phát triển chiều cao tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chỉ có 23% yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao và có đến 77% yếu tố ảnh hưởng lên chiều cao là “có thể cải tạo được”.

Bởi vậy, muốn con phát triển chiều cao tốt nhất trong giai đoạn đầu đời, bố mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các vi chất có ảnh hưởng đến chiều cao, tránh các sai lầm ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ…

Giai đoạn dậy thì

Giai đoạn dậy thì từ 12 – 18 tuổi, cơ thể trẻ có những thay đổi vượt bậc về cả cân nặng cũng như chiều cao cũng như các cơ quan chức năng sinh dục. Một số trẻ có thể đạt đỉnh tăng chiều cao từ 10 – 15cm/năm và giảm dần sau đó.

Giai đoạn 10 tuổi, bé gái có thể tăng 10cm/năm, đến năm 12 tuổi sẽ đạt 15cm/năm. Trong khi đó, trẻ nam có thể 10cm/năm vào năm 12 tuổi và 15cm/năm vào năm 14 tuổi và giảm dần sau đó.

Tuổi dậy thì, trẻ sẽ có những bước tiến về chiều cao

Tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến giai đoạn vị thành niên, mỗi năm, kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên 4%/năm.

Trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao này, các chất dinh dưỡng chính góp phần tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iot và kẽm.

Hotline 1900.588836