Thiếu vitamin D3 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mồ hôi trộm ở trẻ, vì thế, bố mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin D3 đúng cách và hợp lý để cải thiện tình trạng này cho con.
Đa phần các trường hợp đổ mồ hôi trộm ở trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi là do thiếu vitamin D3 bởi đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất. Thiếu vitamin D3 là nguyên nhân chính gây ra chứng mồ hôi trộm bệnh lý, trẻ thường bị đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán, sau gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là trong lúc ngủ.
Thiếu vitamin D3 không chỉ làm trẻ bị đổ mồ hôi trộm mà còn khiến con ngủ không ngon giấc, khó chịu, hay giật mình quấy khóc về đêm. Trong khi, khoa học đã chứng minh rằng, giấc ngủ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Bé được tái tạo năng lượng, hoóc-môn tăng trưởng GH được tiết ra nhiều trong giấc ngủ sâu giúp bé phát triển thể chất, chiều cao.
Nếu không điều trị kịp thời, thiếu vitamin D3 còn khiến trẻ bị còi xương (thóp liền chậm, chậm vận động, chậm mọc răng, ngực nhô mình gà, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, chữ bát…), ảnh hưởng chiều cao…
Bởi vậy, bố mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin D3 để phòng ngừa cũng như điều trị các trường hợp thiếu vitamin D3, trong đó có triệu chứng đổ mồ hôi trộm về đêm. Vậy bổ sung như thế nào là đúng cách?
Tắm nắng đúng cách
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào nhưng không phải ai cũng biết cách tắm nắng đúng.
Theo bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan, nguyên Trưởng khoa Xương khớp BV Nhân dân 115 (TP HCM), thời điểm cơ thể hấp thu vitamin D hiệu quả nhất là lúc mặt trời đứng bóng, đó là thời điểm giữa trưa. Tuy nhiên, do ánh nắng ở khung giờ này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da nên các nhà khoa học khuyến cáo nên phơi nắng vào 9-10h sáng và 15-16h chiều.
Thời gian tắm nắng tăng dần, ban đầu chỉ nên cho trẻ làm quen khoảng 5 phút. Nếu phơi nắng không thuộc thời gian khuyến cáo thì bố mẹ nên chọn thời điểm bóng đổ ngắn hơn chiều dài cơ thể và phơi khoảng 15 phút.
Trong ánh nắng mặt trời có 3 loại tia cực tím, đó là UVA, UVB và UVC. Tia UVC bị tầng ozone cản lại hoàn toàn không chiếu xuống trái đất. Tia UVB có tác dụng tạo ra vitamin D nhưng chỉ thâm nhập vào khí quyển khi mặt trời trên một góc 50 độ so với đường chân trời (khoảng sau 9 giờ sáng và trước 4 giờ chiều). Khi mặt trời thấp hơn 50 độ, tầng ozone cản trở gần như hoàn toàn UVB. Bên cạnh đó, sự ô nhiễm không khí, mây nhiều, mùa đông cũng làm giảm lượng UVB chiếu xuống trái đất.
Ngược lại, tia UVA lại phá hủy vitamin D, chiếm tới 97 – 99% tia UV chiếu xuống trái đất và là thủ phạm chính gây sẫm màu cho da, lão hóa da, ung thư da. UVA có bước sóng dài hơn UVB nên dễ dàng xuyên qua tầng ozone, qua mây, qua quần áo hay cửa kính.
Vì thế, ngoài việc tắm nắng đúng khung giờ để vừa nhận được vitamin D vừa không hại cho da, bố mẹ cũng lưu ý khi tắm nắng cho trẻ nên đội mũ rộng vành, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt. Khi cho con phơi nắng cần quan sát màu da, nếu thấy da con ửng hồng là đã tắm nắng đủ.
Bổ sung vitamin D đúng cách qua thực phẩm
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, hầu hết mọi người đều không dành đủ thời gian phơi nắng hoặc che chắn quá kỹ khi ra ngoài, cộng với đó là chế độ ăn chưa phù hợp khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin D. Cơ thể đang hấp thu lượng vitamin D thấp hơn 10 lần nhu cầu, làm tăng các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người già.
Vitamin D không có nhiều trong thực phẩm tự nhiên nhưng vẫn có một số thực phẩm có thể bù đắp thiếu hụt của vitamin D đối với trẻ. Đáng kể đến đầu tiên là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá chình. Nhóm cá này ngoài hàm lượng protein, omega-3 còn khá giàu vitamin D.
Bên cạnh cá, nấm cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin D. Nấm hoạt động giống như da của con người, có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành vitamin D. Đặc biệt, vitamin D trong nấm ít bị biến đổi khi chế biến. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại nấm đều cung cấp vitamin D giống nhau, hầu hết nấm chỉ sản xuất ra vitamin D2, một số loại được tiếp xúc với tia UVB – tia tạo ra vitamin D trong ánh nắng mặt trời mới có thể sản xuất ra vitamin D3 giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.
Trứng là món ăn nhiều trẻ yêu thích và cũng là thực phẩm giàu vitamin D. Một số bố mẹ lo sợ trong trứng nhiều cholesterol gây hại cho cơ thể nhưng khoa học đã chứng minh, hàm lượng cholesterol trong trứng ít hơn so với các thực phẩm có chất béo bão hòa. Lòng đỏ trứng là nơi hội tụ nhiều vitamin D nhất, bố mẹ lưu ý cho con ăn cả lòng đỏ để nhận được nhiều vi chất này nhất nhé. Song theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, không nên ăn quá nhiều trứng trong ngày.
Ngoài ra, sữa và các chế phẩm của sữa cũng chứa hàm lượng vitamin D nhất định, bố mẹ có thể cân đối để bổ sung cho con.
Lưu ý, vitamin D là chất tan trong dầu, vì thế trong mỗi bữa ăn bố mẹ nên cho thêm dầu, mỡ để vitamin D được hấp thu tốt hơn vào cơ thể.
Lựa chọn vitamin D dạng bổ sung phù hợp
Trong điều kiện trẻ không thể tắm nắng do thời tiết, không thể ra ngoài hoặc bố mẹ lo lắng tia UV có thể làm hại da của con, bổ sung qua các sản phẩm vitamin D là lựa chọn phù hợp và tiện lợi. Tuy nhiên, trên thị trường hiện có khá nhiều loại vitamin D3, trong đó vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn rất khó kiểm soát. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ, lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng, không nên chọn hàng xách tay trôi nổi không rõ nguồn gốc.
Vitamin D3 hiện có 2 dạng: dạng nhỏ giọt và dạng xịt. Dạng nhỏ giọt khá phổ biến, có nhiều sản phẩm để lựa chọn. Dẫu vậy, một số mẹ than phiền dạng này khó sử dụng do phải đong đếm mất công, dễ bị quá tay quá liều. Một số loại có chứa cồn (ethanol) khiến bé khó chịu khi uống, gây buồn nôn, trớ.
Dạng xịt khắc phục được khá nhiều ưu điểm của dạng nhỏ giọt như không phải đong đếm, tiện dụng, hấp thu nhanh nhờ được xịt trực tiếp vào miệng – nơi có chứa nhiều mao mạch, vitamin D3 ít bị biến đổi hơn khi pha vào sữa hay nước để trẻ uống vào dạ dày. Nhưng dạng này chưa có nhiều sản phẩm chính hãng. Hiện mới chỉ có Dimao Vitamin D3 là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.