Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn nhận thức chưa đúng hoặc xem nhẹ bệnh còi xương, trong khi chứng bệnh này có thể gây ra những hệ quả xấu đến hình dạng xương, chức năng vận động, hạn chế chiều cao…

Còi xương là một dạng rối loạn cơ thể do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho. Vì thiếu các chất này nên xương trở nên mỏng và yếu. Thường gặp ở các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, độ tuổi hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương

Không khó để nhận biết trẻ bị còi xương, bố mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu điển hình như sau:

Dấu hiệu sớm của bệnh còi xương là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu. Khi có các dấu hiệu này, nếu không điều trị kịp thời thì sau vài ba tuần dần dần xuất hiện các triệu chứng ở xương.

Các triệu chứng ở xương biến đổi tùy theo lứa tuổi. Ở các trẻ nhỏ, dễ thấy nhất là bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê, răng mọc chậm, men răng xấu. Các cơ nhão làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi.

Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi ở xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn, lồng ngực biến dạng, ngực dô phía trước như ngực gà, cột sống gù vẹo, chân tay cong, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, khung chậu hẹp.

Các biến dạng của xương sẽ hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi, ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ sau này đối với bé gái, đặc biệt làm giảm đáng kể chiều cao của trẻ.

Trẻ bị còi xương ảnh hưởng đến dáng đi, đứng

Trong trường hợp còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do hạ can xi máu.

Bên cạnh đó, trẻ còn bị xanh xao thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân của bệnh còi xương

Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ trẻ suy dinh dưỡng mới bị còi xương còn trẻ bụ bẫm không thể còi xương được. Các chuyên gia y tế khẳng định, trẻ vẫn có thể bị còi xương thể bụ bẫm bởi nguyên nhân của tình trạng còi xương xuất phát từ việc bé thiếu vitamin D3, canxi.

Vitamin D3 là nhân tố giúp canxi hấp thu vào máu, chuyển hóa vào xương. Khi thiếu vitamin D3 sẽ làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, cơ thể huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hoá xương. Nếu bố mẹ chăm chăm bổ sung canxi mà thiếu vitamin D3 thì sẽ không mang lại hiệu quả.

Thiếu vitamin D3 ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như các trẻ sinh vào mùa đông, ánh nắng yếu khiến việc tắm nắng gặp khó khăn. Trẻ ở các khu vực ít nắng, thói quen kiêng giữ trẻ trong nhà của bố mẹ… cũng khiến con không được bổ sung vitamin D3 từ ánh nắng tự nhiên.

Chế độ dinh dưỡng chưa chú trọng các thực phẩm chứa vitamin D3 như sữa, trứng, thịt đỏ, gan, cá hồi, cá trích… Một số trẻ ăn dặm sớm nhưng lại nêm quá nhiều gia vị và quá mặn, một số loại có chứa  axit phytic làm giảm hấp thu vitamin D3, canxi ở ruột.

Hình ảnh xương bình thường (trái) và bị bệnh còi xương

Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ không bổ sung đủ vitamin D3 cũng sẽ khiến thai nhi bị thiếu vi chất này, nguy cơ cao bị còi xương khi chào đời.

Còi xương thường gặp ở các trẻ bị sinh non, trẻ nhẹ cân (dưới 2,5kg) do nhu cầu phát triển cao hơn nhưng sự tích luỹ muối khoáng và vitamin D3 lại kém, bên cạnh đó hệ thống men tham gia chuyển hóa vitamin D3 còn yếu.

Các trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là ở hệ tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật… đều có ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin D3.

Trẻ da sẫm màu cũng hay bị còi xương hơn bởi có sự cản trở quá trình tổng hợp vitamin D3 tại da.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh còi xương

Còi xương là bệnh có thể phòng tránh được, mẹ cần lưu ý từ thời kỳ mang bầu nên bổ sung vitamin D3 đúng liều lượng để con nhận đủ được vi chất quan trọng ngày.

Sau khi sinh, cả mẹ và bé nên được tắm nắng đúng cách mỗi ngày trong điều kiện cho phép. Thời gian tắm nắng trong khoảng từ 9 – 15h, mỗi lần từ 10 – 15 phút. Việc tắm nắng nên được duy trì cho trẻ thường xuyên cả khi lớn lên.

Trẻ cần được bổ sung vitamin D3 liều dùng hằng ngày với liều lượng 400 IU/ngày ngay từ tuần thứ 2 sau sinh cho đến ít nhất 18 tháng tuổi.

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, trẻ nhỏ cần bổ sung 400 IU vitamin D3/ngày

Khi trẻ đã biết ăn dặm, mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất (đạm, bột, béo, vitamin và khoáng chất) đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi, vitamin D3. Luôn nhớ rằng chỉ bổ sung canxi thôi chưa đủ mà cần có sự kết hợp của cả virtamin D3 để hệ xương, răng khỏe mạnh, phòng chống còi xương.

Các chuyên gia cho rằng, nếu bổ sung vitamin D3 đúng, đủ liều lượng trong 5 năm đầu đời sẽ giúp trẻ có một bộ xương chắc khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật và phát triển chiều cao một cách đáng kể.

Lưu ý khi bổ sung vitamin D3 cho con, bố mẹ cần bổ sung chuẩn liều theo chỉ dẫn với độ tuổi của con, tránh tình trạng bổ sung thừa sẽ gây tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, táo bón hoặc tiêu chảy, thậm chí gây sỏi thận.

Dimao vitamin D3 400 IU là sản phẩm với công nghệ dạng xịt tân tiến, thiết kế chuẩn liều đúng như khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ dành cho trẻ, cùng với đó là hương vị dịu ngọt khiến trẻ thích thú. Sản phẩm được nhập khẩu độc quyền trực tiếp từ châu Âu – nơi có tiêu chuẩn dược phẩm hàng đầu thế giới nên mẹ hoàn toàn có thể yêu tâm cho con sử dụng để phòng và điều trị tình trạng còi xương ở trẻ.

Dimao là sản phẩm dạng xịt đầu tiên tại Việt Nam được nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

Dimao hiểu rằng, mỗi bà mẹ đều yêu và muốn làm điều tốt nhất cho con. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến sản phẩm chất lượng nhất và an toàn nhất cho bé.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836