Một số nghiên cứu gần đây đã đưa ra giả thuyết rằng thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc COVID-19, tăng mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn so với người có đủ vitamin D trong cơ thể [1, 2].
1. Thiếu vitamin D có làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 hay không?
Một công bố trên tạp chí Public Library of Science One (một tạp chí khoa học uy tín), nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 giảm khi lượng vitamin D trong cơ thể tăng lên. Các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu máu của hơn 190.000 người từ 50 bang của Mỹ và nhận thấy những người thiếu vitamin D có nguy cơ bị dương tính với SARS-CoV-2 cao hơn 54% so với người có đủ vitamin D trong máu [3].
Trong một nghiên cứu khác theo dõi 489 bệnh nhân tại Đại học Y khoa Chicago cho thấy, những bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin D (dưới 20ng/mL) và không được điều trị để tăng lượng vitamin D trong cơ thể thì có khả năng xét nghiệm COVID-19 dương tính GẦN NHƯ GẤP ĐÔI so với những bệnh nhân có đủ lượng vitamin này.
Ông David Meltzer, Trưởng Khoa Dinh dưỡng tại Đại học Y khoa Chicago, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Vitamin D rất quan trọng đối với chức năng của hệ thống miễn dịch và việc bổ sung vitamin D trước đây đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp do virus nói chung. Phân tích của chúng tôi cho thấy điều này đúng với những bệnh nhân mắc COVID-19” [4].
Ngoài ra, nghiên cứu được thực hiện ở một viện dưỡng lão tại Pháp với 66 người bổ sung vitamin D thường xuyên cho thấy những người này ít xuất hiện các triệu chứng COVID-19 nặng và có tỷ lệ sống sót cao hơn.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 200 người ở Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng, sự thiếu hụt vitamin D có thể làm suy giảm khả năng chống lại COVID-19 của hệ miễn dịch và khiến bệnh nhân bị bệnh nặng.
Dữ liệu được phân tích từ 780 bệnh nhân COVID ở Indonesia, cho thấy những bệnh nhân có nồng độ vitamin D thấp có các đợt mắc bệnh COVID nặng hơn những người có mức độ bình thường hoặc cao của D. Những người thiếu vitamin D nặng (nồng độ vitamin <20ng / ml) có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 10 lần so với những người có mức độ từ bình thường đến cao (Rahasuhan, P. et al)
Tháng 4/2020, rất nhiều bác sỹ viết bài đăng trên tờ tạp chí British Mecical Journal, mô tả việc cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể, bù vào lượng thiếu hụt là “một bước đơn giản và an toàn” khi tìm kiếm “một giải pháp tiềm năng và khả thi để giảm thiểu hậu quả của COVID-19.”
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng tin rằng cần có nhiều nghiên cứu ở quy mô lớn hơn để hiểu tác động của việc thiếu vitamin D đối với mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID-19.
2. Vitamin D có vai trò gì đối với hệ miễn dịch?
Các ca nhiễm trùng nặng và tử vong ở bệnh nhân COVID-19 thường liên quan đến phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch, gọi là “cơn bão cytokine”. Khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức, cơ thể sẽ tạo ra một lượng quá mức các pro-cytokine gây viêm. Phản ứng này có thể gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính hoặc ARDS, tổn thương mô lan rộng có thể gây suy đa tạng và tử vong [5].
Vitamin D có thể ức chế sản xuất cytokine bằng cách vừa tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh, vừa giảm hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch thích ứng. Sự kết hợp này làm giảm tải lượng virus và có thể ngăn chặn cơn bão cytokine [6].
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, vitamin D kích thích sản xuất cathelicidin – một peptide kháng khuẩn giúp chống lại virus, vi khuẩn và nấm. Điều này giải thích một phần lý do tại sao sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến nhiễm virus và gia tăng nhập viện [7].
3. Khi đang có dịch COVID-19, cần bổ sung vitamin D với liều bao nhiêu?
Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh mối liên hệ giữa sự thiếu hụt vitamin D và COVID-19, nhưng điều đó không phủ nhận thực tế, vitamin D cần thiết cho sức khỏe và chức năng miễn dịch tối ưu của cơ thể.
Vitamin D không phải là thuốc chữa COVID-19, nhưng bổ sung đủ vitamin D rất quan trọng để tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Không chỉ vậy, vitamin D cũng đóng vai trò trong cân bằng canxi và tăng cường sức khỏe của xương, giúp trẻ tăng chiều cao, phòng ngừa loãng xương ở người già.
Theo kết quả nghiên cứu tại Anh đăng trên tạp chí Clinical Nutrition cho thấy tình trạng thiếu vitamin D đang ở mức “cao đáng báo động”. Kết quả phân tích trên gần nửa triệu người cho thấy 57% người châu Á bị thiếu vitamin D nghiêm trọng vào mùa đông – xuân và 50,8% vào mùa hè – thu [8].
Vì vậy, TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già (là những đối tượng dễ thiếu vitamin D và có hệ miễn dịch yếu hơn) ĐỀU CẦN BỔ SUNG VITAMIN D.
Paul Chrisp – Giám đốc Viện Y tế và chất lượng điều trị quốc gia Anh (NICE) cho biết: “Mặc dù không có đủ bằng chứng để khuyến nghị sử dụng vitamin D để phòng ngừa hoặc điều trị COVID-19 tại thời điểm này, nhưng chúng tôi khuyến khích mọi người làm theo lời khuyên của chính phủ về việc bổ sung vitamin D trong suốt mùa thu và mùa đông”.
Tháng 4/2020, Tổ chức y tế công cộng Anh (PHE) đã xác nhận khuyến nghị mọi người trong thời điểm dịch bệnh hoành hành cần được bổ sung dự phòng vitamin D hàng ngày để tăng cường miễn dịch, phòng ngừa mắc bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D dự phòng hàng ngày với liều thấp cho hiệu quả tốt hơn dùng liều cao 1 lần. Liều dùng được các cơ quan y tế khuyến cáo như sau:
– Trẻ nhỏ 0-1 tuổi: 400 IU vitamin D/ngày
– Trẻ >1 tuổi và người lớn: 600-800 IU vitamin D/ngày.
– Trẻ còi xương, béo phì hoặc những người đang thiếu vitamin D cần bổ sung vitamin D liều cao hơn theo khuyến cáo của bác sĩ.
Hiện nay, Dimao vitamin D3 dạng xịt đang là sản phẩm được ưa chuộng nhờ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhiều ưu điểm nổi trội và hiệu quả.
Dimao là vitamin D dạng xịt nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, đạt tiêu chuẩn dược phẩm nghiêm ngặt tại thị trường EU, được kiểm duyệt và cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.
Sản phẩm dạng xịt cực kỳ tiện dụng, chuẩn liều, khả năng hấp thu nhanh vượt trội nhờ cơ chế xịt trực tiếp vào khoang miệng, các vi chất thẩm thấu nhanh qua hệ mao mạch miệng phong phú vào thẳng vòng tuần hoàn chung mà không bị tác động bởi dịch tiêu hóa nên hấp thu được tối đa vi chất bổ sung.
Mọi thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 1900 588836.
Trân trọng!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Dược sĩ: Ngọc Linh
Tham khảo:
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32252338/
- https://www.bmj.com/content/368/bmj.m810
- https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0239252
- https://jamanetwork.com/journals/jamanetworkopen/fullarticle/2770157
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7308649/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7465887/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2821804/
- https://www.clinicalnutritionjournal.com/article/S0261-5614(20)30639-7/fulltext