Tại sao vận động đúng giúp trẻ tăng chiều cao một cách chuẩn khoa học?
Các hoạt động thể lực giúp tăng cường trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng và trẻ sẽ “lớn lên”. Đồng thời, vận động kích thích quá trình phát triển xương, tạo một hệ xương vững chắc và dẻo dai. Khi vận động ở cường độ cao trong thời gian dài, cơ thể tiết hormone tăng trưởng GH. Đây là hormone chính trong việc giúp trẻ tăng trưởng cao.
Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi vận động. Việc tập luyện thể thao nên duy trì điều độ và tăng cường độ dần theo thời gian, vừa sức với độ tuổi của trẻ.
Mối nguy hại do thiếu vận động tới chiều cao và sức khỏe của trẻ
Nguyên nhân gì khiến trẻ ít vận động hơn?
- Nhiều trẻ được bố mẹ cho chơi điện thoại, ipad… từ sớm. Trẻ ngồi xem nhiều giờ trong ngày và lười vận động hơn.
- Với sự phát triển của đồ ăn nhanh, ít vận động, tỷ lệ béo phì, trẻ “béo bụng” ngày càng gia tăng.
- Cha mẹ bận rộn, ít có hoạt động cùng trẻ vui chơi.
- Xu hướng đô thị hóa, không gian vui chơi của trẻ bị thu hẹp. Trẻ ít tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời.
Lười vận động – “kẻ thù” khiến trẻ thấp lùn
- Có 3 giai đoạn quan trọng của tăng chiều cao bao gồm: 1000 ngày vàng đầu đời, 2-5 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì, dậy thì. Trước thời điểm trẻ dậy thì, hormone tăng trưởng sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất. Nếu trẻ ít vận động có thể làm hormone tăng trưởng hoạt động không hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ có thể không đạt được mức tăng trưởng chiều cao tối ưu.
- Nếu trẻ có thêm lối sống thụ động như nằm chơi, xem TV, ipad… thì trẻ dễ thừa cân béo phì. Đặc biệt, ngồi nhiều sẽ gây tích mỡ ở bụng. Điều này có ảnh hưởng xấu tới tăng chiều cao cho trẻ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỡ máu, đái tháo đường…
Vận động thế nào để giúp trẻ tăng chiều cao chuẩn khoa học?
Trẻ năng động, tích cực tham gia các hoạt động thể chất là quan trọng để trẻ khỏe hơn và đặc biệt tốt cho tăng trưởng tầm vóc, cơ – xương khớp. Thế nhưng, trong mùa dịch bệnh bị hạn chế ra đường, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vận động như thế nào?
Nhóm dưới 5 tuổi:
1. Trẻ dưới 12 tháng:
- Chơi ú à, chi chi chành chành, nhong nhong, cốc cốc cốc, nu na nu nống.
- Thủ thỉ với con như thể con đang được nói chuyện. Hay ghì chặt, xoa tai thơm trán thơm đầu khi giao tiếp cùng trẻ.
- Trò chui hang: Chia vai ai làm thỏ sẽ chui vào hang (có thể là 1 cái lều hay 1 thùng carton lớn, ai làm cú mèo thì vờn bắt và lôi thỏ ra ngoài. Thông thường ba sẽ là cú mèo, 2 mẹ con là thỏ mẹ và thỏ con. Thỏ nào bị kéo tay/chân ra ngoài thì sẽ làm cú mèo.
- Sáng chào hỏi con khi con thức dậy, tối chúc con ngủ ngon.
2. Trẻ từ 1-5 tuổi:
- Tập thể dục nhảy múa cùng bé theo nhạc hoặc không theo nhạc.
- Dẫn bé đi dạo công viên coi cây cỏ chim thú/ra ngoài vườn ngắm cây cỏ.
- Các trò chơi đóng vai. VD làm bác sĩ, làm cô giáo, cầm gấu bông và giả âm thanh như: gâu gâu, meo meo,…
- Cùng bé chơi trò thay đổi chủ ngữ – vị ngữ và những câu hỏi phản biện. Ví dụ, con nói: “ba mẹ là yêu thương”. Mẹ có thể thay vị ngữ và nói: “ba mẹ là …(yêu thương, lá chắn,…). Một cách khác mẹ đã thay chủ ngữ: …là yêu thương (VD, con, ông bà, dì Tư…). Câu hỏi phản biện như : Con nói mẹ: con yêu mẹ lắm? Mẹ yêu ai nhỉ? Ba có yêu mẹ không? Con có yêu ba mẹ không?
- Đánh răng và làm vệ sinh răng miệng cùng con
- Leo cầu thang cùng mẹ, bắt chước kiểu bò của mẹ hoặc con vật trong nhà
- Ẵm con ra ban công ngửi lá cây, rau thơm. Hỏi con : Thơm không con? Cho con cầm nắm viên sỏi, hỏi con mát không?…
Nhóm từ 5-18 tuổi:
- Các hoạt động vui chơi chạy nhảy ngoài trời thông thường.
- Các môn thể thao vận động gắng sức như bơi lội, bóng đá, cầu lông… nên tham gia 2-3 buổi/tuần, 1 buổi không nên quá 30 phút.
- Nhảy dây, nhảy cao, bật nhảy tại chỗ, xà đơn… hay các môn thể thao vươn dài người cũng rất tốt cho chiều cao.
- Vào cuối tuần, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các hạt động cắm trại, đi biển, nhà sách, công viên, bảo tàng…
- Việc tập luyện thể thao nên duy trì điều độ và tăng cường độ dần theo thời gian, vừa sức với độ tuổi của trẻ.
- Giảm tối thiểu tổng thời gian thụ động trên màn hình như xem TV, chơi ipad: dưới 90 phút/ngày cho trẻ lớn hơn 6 tuổi. Cha mẹ có thể kể cho con 1 ngày của mẹ, kể cho mẹ 1 ngày đi học của con.
Chỉ vận động thôi chưa đủ để trẻ tăng chiều cao chuẩn khoa học
1. Chế độ dinh dưỡng đúng và đầy đủ
Chất đạm:
Canxi:
Vitamin D:
Vitamin K2:
2. Giấc ngủ
3. Một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới tăng chiều cao cần tránh
- Giảm thừa cân béo phì sau 3 tuổi quan trọng đối với tăng trưởng thể chất sau này.
- Hạn chế nước ngọt có ga hoặc không có ga. Do thành phần đường rất cao trong các loại này sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể các bé. Mặt khác, các loại này thường có caffeine -chất kích thích, có khả năng gây nghiện. Mỗi tuần, trẻ dưới 12 tuổi không nên uống quá không quá 3 chai loại 250ml.
Mọi thắc mắc cha mẹ vui lòng gọi tới Hotline: 1900 588836 để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng!