Theo Cục Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em, Việt Nam là một trong 16 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất thế giới. Thấp còi có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.

Những hệ luỵ khó khắc phục của thấp còi

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay cả nước có khoảng 2,5 triệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trung bình cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Thấp còi có thể gây ra những hậu quả kéo dài và rất khó khắc phục như chiều cao thấp, hệ miễn dịch suy giảm, dễ ốm bệnh, khả năng tập trung học tập giảm, thu nhập thấp khi trưởng thành.

Về ý nghĩa di truyền, theo WHO, mẹ thấp còi có nguy cơ sinh con thấp còi và dễ gặp các biến chứng sản khoa hơn so với những mẹ bầu có tầm vóc bình thường.

Cảnh báo: Cứ 5 trẻ có 1 trẻ thấp còi, làm thế nào để trẻ "bứt phá" chiều cao? - 1

Việt Nam là một trong 16 nước có tỷ lệ trẻ thấp còi cao nhất thế giới

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em thấp còi là do khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng cũng như các vitamin và khoáng chất cần thiết trong 5 năm đầu đời.

Thống kê của ngành y tế cho thấy, khẩu phần của trẻ em Việt Nam đã đáp ứng được trên 60,3% nhu cầu canxi nhưng chỉ đáp ứng được 10,6% nhu cầu vitamin D theo khuyến nghị.

Nghiên cứu do TS. Rana R Mokhtar và cộng sự (ĐH Cambridge, Anh) thực hiện trên trẻ 6-36 tháng tuổi cho thấy: Thiếu vitamin D có liên quan đến tình trạng thấp còi ở trẻ. Thậm chí, tỉ lệ thiếu vitamin D ở trẻ thấp còi cao gấp 2 lần so với trẻ bình thường.

Làm gì để trẻ “thoát” thấp còi, tăng chiều cao tối ưu?

Để cải thiện thấp còi cần chế độ dinh dưỡng đúng và phù hợp, đồng thời kết hợp cả vận động, giấc ngủ khoa học để giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng tốt, bắt kịp đà tăng trưởng.

Lượng ăn vào của trẻ phải lớn hơn năng lượng tiêu hao. Do đó, ngoài việc đáp ứng dinh dưỡng đa dạng và cân bằng 4 nhóm chất thiết yếu (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), bố mẹ cần cung cấp thêm năng lượng cho trẻ, có thể bằng cách chia nhỏ bữa ăn và tăng số bữa ăn lên.

Cảnh báo: Cứ 5 trẻ có 1 trẻ thấp còi, làm thế nào để trẻ "bứt phá" chiều cao? - 2

Nên cung cấp thêm năng lượng cho trẻ bằng cách chia nhỏ và tăng số bữa ăn

Cần tăng lượng chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ. Từ 6 -11 tháng tuổi, lượng chất béo chiếm khoảng 40% tổng năng lượng trẻ nhận được, từ 1-3 tuổi lượng chất béo nên chiếm khoảng 35-40%. Với trẻ từ 4-18 tuổi lượng chất béo chiếm khoảng 20-25% khẩu phần ăn.

Nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (từ 3-4 tháng tuổi) vì lúc này hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện, việc ăn dặm sớm có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá, kém hấp thu, tiêu chảy… Ăn dặm quá muộn khiến trẻ không nhận đủ năng lượng cần thiết cho quá trình phát triển.

Chú trọng các thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm thông dụng như rạm, cua, ốc, trai, tôm, lòng đỏ trứng, cá, sữa, sữa chua, phô mai, các loại rau màu xanh thẫm, các loại hạt (đậu, vừng…). Tuy nhiên, chỉ canxi thôi chưa đủ.

Vitamin D là vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho việc phòng ngừa và khắc phục tình trạng thấp còi. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hấp thu canxi và phát triển xương của trẻ. Vitamin này còn kích thích các yếu tố tăng trưởng (chiều cao, cân nặng) hoạt động mạnh nhất thông qua cơ chế thúc đẩy hormone IGF1.

Trẻ thấp còi có nhu cầu vitamin D3 cao hơn so với trẻ có chỉ số chiều cao, cân nặng bình thường.

Nghiên cứu của GS.Yashwant Rao và cộng sự (Đại học Y khoa Ganesh Shankar Vidyarthi Memoria, Ấn Độ) thực hiện trên trẻ thấp còi độ tuổi 2 – 5 tuổi cho thấy, ở nhóm trẻ được bổ sung vitamin D kết hợp dinh dưỡng giàu canxi thì chiều cao, cân nặng tăng tốt hơn hẳn nhóm trẻ chỉ bổ sung canxi.

Một nghiên cứu khác của Geeta Trilok Kumar (ĐH Delhi, Ấn Độ) về việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh cũng cho thấy, sau 6 tháng, điều trị bằng vitamin D làm tăng đáng kể cân nặng, chiều dài và giảm tỷ lệ trẻ em bị còi cọc so với trẻ không bổ sung.

Cảnh báo: Cứ 5 trẻ có 1 trẻ thấp còi, làm thế nào để trẻ "bứt phá" chiều cao? - 3

Vitamin D3, K2 quan trọng với sự phát triển xương, khắc phục thấp còi

Để quá trình phát triển xương diễn ra tốt nhất, các nhà khoa học nhận định vitamin K2 cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng vitamin D3 và vitamin K2 không có nhiều trong thực phẩm nên việc bổ sung bằng các sản phẩm sẵn có được khuyến khích.

Tại Việt Nam, Dimao Vitamin D3 và Keovon Vitamin K2-MK7 là bộ đôi bổ sung vitamin D3, K2 dạng xịt được nhiều cha mẹ lựa chọn giúp trẻ tăng chiều cao. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kiểm định chất lượng khắt khe hàng đầu thế giới.

Cảnh báo: Cứ 5 trẻ có 1 trẻ thấp còi, làm thế nào để trẻ "bứt phá" chiều cao? - 4

Không chỉ nổi bật nhờ chứa vitamin D3, K2 nguồn gốc tự nhiên, chuẩn liều khuyến cáo trong từng nhát xịt, Dimao Vitamin D3 và Keovon Vitamin K2-MK7 còn “ghi điểm” nhờ sự tiện dụng và hiệu quả hấp thu vượt trội, nhờ đó giúp trẻ cải thiện tình trạng thấp còi hiệu quả.

Theo ghi nhận của chúng tôi, rất nhiều trẻ thấp còi đã bắt kịp đà tăng trưởng và phát triển chiều cao tối ưu sau mỗi liệu trình sử dụng. Bố mẹ có thể xem thêm TẠI ĐÂY.

Cảnh báo: Cứ 5 trẻ có 1 trẻ thấp còi, làm thế nào để trẻ "bứt phá" chiều cao? - 5

Bé Minh Phúc (Hà Nội) lúc 3,5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi nặng, sau thời gian bổ sung Dimao, Keovon đến nay Phúc 9 tuổi đã cao 1m40, thuộc top 2 bạn cao nhất lớp.

Đối với trẻ thấp còi, can thiệp càng sớm thì hiệu quả sẽ càng cao!

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh*

Nguồn: https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/canh-bao-cu-5-tre-co-1-tre-thap-coi-lam-the-nao-de-tre-but-pha-chieu-cao-c62a1402286.html

Hotline 1900.588836