Biến chứng thường gặp nhất của loãng xương là gãy xương. Gãy thường thường xảy ra sau khi té ngã. Có nhiều cách phòng ngừa té ngã bao gồm: sắp xếp gọn gàng đồ đạc trong nhà, tập thể dục và tập các bài tập giữ thăng bằng.

Tại sao phải phòng ngừa té ngã?

Té ngã là một hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi. Thống kê cho thấy 35-40% người trên 65 tuổi ngã ít nhất 1 lần/năm. Ở người trên 80 tuổi, con số này lên tới 50%.

Người cao tuổi thường xuyên bị té ngã là do phản ứng chậm, đáp ứng bảo vệ yếu và đa số mắc bệnh loãng xương.

Bệnh nhân loãng xương có mật độ xương thấp, xương mỏng, xốp và rất dễ gãy. Vì vậy, việc ngăn ngừa té ngã là vô cùng quan trọng ở những bệnh nhân loãng xương.

Té ngã ở người cao tuổi thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn người trẻ tuổi rất nhiều. Té ngã gây ra gãy xương, chấn thương sọ não, có khi phải nằm liệt giường.

té ngã ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn

Những biện pháp phòng ngừa té ngã?

Phòng tránh té ngã phải phối hợp nhiều biện pháp với nhau gồm thay đổi môi trường sống và tăng cường tập luyện.

Tránh té ngã ở nhà

  • Sắp xếp đồ đạc gọn gàng.
  • Loại bỏ dây điện, thảm, vật dụng lộn xộn.
  • Sử dụng thảm chống trượt; không đi trên sàn trơn hoặc mặc quần tất.
  • Đảm bảo tất cả phòng, lối đi và cầu thang đủ ánh sáng.
  • Thiết kế phòng ốc cho tiện việc di chuyển, tránh va chạm.
  • Luôn mang điện thoại bên người để nhờ giúp đỡ khi cần thiết.
  • Đi giày vừa vặn.
  • Gắn thanh gắn trong phòng tắm.

nhà cửa gọn gàng phòng ngừa té ngã

Tập thăng bằng là biện pháp tốt để phòng ngừa té ngã

Tập thể dục, đặc biệt là các bài tập giữ thăng bằng thường xuyên. Điều này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho xương và khả năng giữ thăng bằng, đồng thời giảm nguy cơ té ngã.

Các bài tập đơn giản phù hợp là: đi bộ, khiêu vũ, tập dưỡng sinh…

Việc tập luyện nên duy trì ít nhất 2 ngày/tuần.

Những bài tập quá nặng nên tránh bao gồm chạy bộ, bơi, vận động nặng…

Bài tập giữ thăng bằng gồm: yoga, tập giữ thăng bằng trên một chân.

tập thể dục, tập giữ thăng bằng

Thuốc

Bạn mắc các bệnh mạn tính và cần dùng thuốc thường xuyên trong thời gian dài? Hãy đi khám định kỳ ít nhất 1 lần/năm để có thay đổi liều phù hợp khi cần thiết.

Đặc biệt khi có bất kỳ tác dụng phụ nào (lơ mơ, không tỉnh táo), hãy trao đổi với bác sĩ để có thay đổi thuốc thích hợp.

thuốc làm giảm tỉnh táo, tăng té ngã

Khám mắt

Tầm nhìn kém (kể cả khi đã đeo kính) làm tăng nguy cơ té ngã của bản thân. Nếu bạn thấy nhìn mờ, hãy đi khám bác sĩ để có điều trị phù hợp.

khám mắt cho người cao tuổi

Rượu

Uống rượu làm giảm tỉnh táo đồng thời cũng tăng độc tính của một số loại thuốc.

Do đó, uống rượu làm tăng nguy cơ té ngã, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.

rượu làm giảm tỉnh táo, tăng nguy cơ té ngã

Tuổi cao tạo điều kiện cho bệnh tật dễ phát sinh và gặp phải những tai nạn trong sinh hoạt. Phòng ngừa té ngã là hết sức quan trọng và cần thiết.

Hi vọng những thông tin trên đây đã cung cấp cho bạn những biện pháp phù hợp để phòng ngừa té ngã.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý khách vui lòng gọi HOTLINE: 1900 58 88 36

Trân trọng.

Hotline 1900.588836