Thời điểm giao mùa, tỷ lệ trẻ mắc virus hợp bào hô hấp (virus RSV) tăng cao đột biến. Dưới đây là những thông tin cơ bản và cách phòng ngừa, điều trị virus RSV mà bố mẹ nào cũng cần biết.
Gần đây, mình đọc khá nhiều bài chia sẻ của các mẹ trên các diễn đàn, group facebook rằng con bị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV. Nhìn những hình ảnh khuôn mặt nhỏ xíu với dây dợ chằng chịt của các con, tim mình như thắt lại. Và điều này đã thôi thúc mình tìm hiểu kĩ hơn về loại virus này.
1 trường hợp trẻ mắc virus hợp bào hô hấp

1. Triệu chứng nhiễm virus RSV

Ban đầu các con chỉ xuất hiện những triệu chứng thông thường như “con khò khè và ho nhẹ”, có trẻ chỉ bị “hắt hơi, mũi chảy lòng thòng”.

Với những triệu chứng trên, rất rất nhiều mẹ vô tình bỏ qua. Thế nhưng, con virus này thực sự không đơn giản như thế.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ, nhiễm RSV có thể gây viêm TIỂU phế quản. Gây khò khè mạnh, có thể tiến triển khó thở nhanh. Đặc biệt ở trẻ đẻ non hoặc hệ miễn dịch yếu, các biến chứng có thể nặng nề hơn.

2. RSV nguy hiểm như thế nào?

 RSV là virus gây bệnh đường hô hấp, thường bùng phát vào MÙA THU – MÙA ĐÔNG VÀ GIAO MÙA. Như bây giờ!

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính rằng “RSV gây ra 64 triệu ca nhiễm trùng và 160.000 ca tử vong ở trẻ sơ sinh mỗi năm”.
RSV trở thành “nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai ở trẻ em dưới một tuổi (chỉ đứng sau sốt rét)! “
Nguy hiểm hơn, virus này hiện CHƯA CÓ VACCINE phòng ngừa. Vì vậy, quan trọng nhất là cần phòng ngừa nhiễm virus hợp bào hô hấp cho con.

3. Làm sao để con tránh bị lây RSV

RSV lây qua dịch tiết hầu họng, mũi, văng ra khi xì mũi, hắt hơi, ho. RSV sau đó lây qua tiếp xúc trực tiếp (tức là qua bàn tay).

Bố mẹ dự phòng virus RSV cho con bao gồm các việc sau:

  • Tránh tiếp xúc với KHÓI THUỐC LÁ và các thể loại khói khác.
  • Hạn chế đưa con tới nơi đông người. Cha mẹ không cho trẻ đi nhà trẻ nếu ở nhà trẻ đang có dịch.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt ở trẻ nguy cơ (“miễn dịch kém”, “non yếu”).
  • Cách ly nếu anh, chị của trẻ chung nhà có dấu hiệu viêm nhiễm hô hấp.
  • Dạy trẻ che miệng mũi khi ho và người lớn tuân thủ làm gương.
  • Không hôn, thơm trẻ, đặc biệt là người lạ, người lớn đang bị ốm, ho…

Hôn vào mặt trẻ là một đường lây truyền virus RSV

4. Mẹ nên làm gì khi con nhiễm virus RSV ?

  • Mẹ cần vệ sinh phòng ốc, lau dọn đồ đạc, làm sạch bầu không khí cho con được hít thở.
  • Rửa tay sach sẽ khi làm các công đoạn vệ sinh cho con, tiệt trùng tất cả các dụng cụ vệ sinh .
  • Rửa mũi cho con để ra hết đờm kèm vỗ long đờm. Hút mũi ngay khi dịch mũi ra quá nhiều.
  • Ngoài ra, mẹ duy trì bổ sung đủ vitamin D dự phòng hàng ngày cho bé.

Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy mức vitamin D thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc và mức độ nặng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Nghiên cứu của TS. Hansdottir đăng trên tạp chí “the Journal of Immunology” đã chứng minh rằng giúp sản sinh ra IkBα – một chất giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng do virus RSV gây ra. Vitamin D cũng kích thích các protein kháng virus trong cơ thể.

Như vậy, bổ sung đủ vitamin D làm giả cả tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh viêm đường hô hấp do virus RSV.

5. Bổ sung vitamin D như thế nào?

Khuyến cáo liều bổ sung vitamin D hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổi là 400IU. Với trẻ lớn hơn, mức liều tăng lên 600-800IU vitamin D/ngày.
Bổ vitamin D3 đều đặn mỗi ngày giúp con hấp thu tốt canxi, thúc đẩy phát triển xương, răng. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. giảm mắc các bệnh viêm nhiễm.
Thời điểm giao mùa nhạy cảm, bố mẹ hãy bổ sung đầy đủ vitamin D, giúp con khỏe mạnh, cao lớn.
vitamin D làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh do RSV
Theo tìm hiểu, Dimao là vitamin D3 dạng xịt duy nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Sản phẩm được nhập khẩu từ châu Âu và phân phối trực tiếp bởi công ty Prohealth Việt Nam.
Mỗi nhát xịt chuẩn liều 400IU vitamin D3 tương đương 1-2 nhát xịt/ngày theo độ tuổi.
Mọi thắc mắc quý vị liên hệ tới Hotline: 1900 58 88 36.
Trân trọng!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836