Canxi là nhân tố giúp hệ xương và răng của trẻ phát triển khỏe mạnh. Khoa học đã chứng minh, nạp đủ canxi khi cơ thể còn trẻ sẽ giúp con người có bộ xương chắc khỏe mãi sau này, ngược lại, thiếu canxi khiến xương trẻ dễ gãy, răng bị xấu.

Vai trò của canxi đối với xương

Cơ thể chúng ta rất cần canxi, đặc biệt với đối tượng trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc thiếu canxi trong khẩu phần ăn, tình trạng hấp thu canxi kém hoặc mất quá nhiều canxi sẽ dẫn đến rối loạn khoáng hóa tại xương. Thiếu canxi mạn tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm mật độ xương, gây ra bệnh còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn.

Canxi là thành phần chất khoáng có mặt nhiều nhất trong cơ thể với 99% lượng canxi dự trữ nằm ở xương và răng. Xương dựa vào canxi dự trữ này để trở nên khỏe mạnh suốt đời nhưng kho xương cho dự trữ canxi chỉ mở ra trong một thời gian ngắn. Sau tuổi 30, nguồn dự trữ canxi của cơ thể sẽ khóa lại, chúng ta có muốn tích lũy thêm canxi cho xương cũng rất khó.

Về hoạt động, xương liên tục thay đổi với quá trình tái cấu trúc: xương mới được hình thành và xương cũ bị tiêu hủy. Quá trình hình thành xương mới diễn ra nhanh hơn so với việc tiêu hủy xương cũ khi ta còn trẻ. Lúc này, lượng canxi được nạp thêm vào kho dự trữ bằng cách tăng mật độ xương, cũng bởi thế khối lượng xương được tăng lên.

Các nhà khoa học phân tích, nguồn dự trữ canxi dồi dào khi còn trẻ sẽ giúp cơ thể có đủ nguồn canxi để tăng trưởng, tái tạo xương và thực hiện tốt “sứ mệnh” làm giá đỡ cho toàn bộ cơ thể, bảo vệ các cơ quan bên trong như tim, phổi, đảm bảo chức năng thần kinh và hoạt động đông máu diễn ra bình thường.

Một khi xương có mật độ lớn, nghĩa là xương chắc hơn thì ít có nguy cơ bị gãy hơn. Những trẻ không được dự trữ đủ canxi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về xương, đặc biệt là loãng xương khi trưởng thành hay về già.

Một số nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng, sự gia tăng tỷ lệ gãy cẳng tay ở trẻ em có nguồn gốc từ giảm khối lượng xương. Nếu thiếu hụt canxi (đặc biệt là trong máu) thì cơ thể phải huy động canxi từ xương vào máu để tham gia các quá trình chuyển hóa. Điều này gây triệu chứng đau nhức xương ở trẻ đang tuổi phát triển.

Vai trò của canxi đối với răng

Cũng như đối với xương, canxi có tác động trực tiếp lên răng. Thiếu canxi kéo dài có thể dẫn đến tình trạng canxi và phốt phát trong xương bị rút ra, gây nên tình trạng mềm xương, còi xương, rối loạn quá trình cốt hóa và khoáng hóa răng.

Trong giai đoạn hình thành men răng và ngà răng, nếu thiếu canxi sẽ khiến răng bị ảnh hưởng. Khi men răng và ngà răng đã hình thành thì thiếu canxi không ảnh hưởng đến răng nhưng xương hàm sẽ bị ảnh hưởng. Sau khi răng mọc, canxi góp phần giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu và giúp xương hàm chắc khỏe hơn.

Nhu cầu canxi theo độ tuổi

Nhu cầu canxi (Ca) trong cơ thể được xác định trong mối tương quan với phốt pho (P) với tỷ số Ca/P mong muốn tối thiểu > 0,8 ở mọi lứa tuổi, tốt nhất là 1-1,5 (đặc biệt đối với trẻ em).

Viện nghiên cứu Y học Hoa Kỳ (IOM) khuyến cáo, nhu cầu canxi ở trẻ như sau:

Từ 6-11 tháng trẻ cần 400 mg/ngày.

Từ 1-2 tuổi trẻ cần 500 mg/ngày.

Từ 3-5 tuổi trẻ cần 600 mg/ngày.

Từ 6-7 tuổi trẻ cần 650 mg/ngày.

Từ 8-9 tuổi trẻ cần 700 mg/ngày.

Từ 10-19 tuổi và người ≥ 70 tuổi trẻ cần 1000 mg/ngày.

Người trưởng thành trong độ tuổi 20-49 tuổi và nam giới 50-69 tuổi là 800 mg/ngày.

Nữ giới 50-69 tuổi cần 900 mg/ngày.

Phụ nữ có thai là 1200 mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 1300 mg/ngày.

Giai đoạn 9-18 tuổi là thời gian cơ thể cần nhiều canxi, xương hấp thu và tích lúy canxi tối đa trong giai đoạn này, đặc biệt là thời kỳ 13 – 18 tuổi. Nhu cầu canxi lúc này cao gấp đôi so với giai đoạn 4-8 tuổi.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, việc bổ sung cần đúng cách, nên bổ sung qua các thực phẩm giàu canxi, hạn chế dùng thuốc canxi liều cao, bổ sung quá liều có thể dẫn đến tình trạng canxi không được hấp thu hết tích tụ gây vôi hóa thận, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magiê, phốt pho… Khi hàm lượng canxi trong máu tăng cao, canxi sẽ đi vào xương nhiều hơn làm cốt hóa xương sớm, trẻ có thể ngừng phát triển chiều cao và thấp lùn.

Vitamin D – nhân tố giúp hỗ trợ hấp thụ canxi

Vitamin D là nhân tố không thể thiếu trong quá trình hấp thu canxi vào trong cơ thể. Vi chất này có vai trò điều hòa chuyển hóa canxi và phốt phát trong cơ thể, làm tăng hấp thu canxi và phốt phát ở ruột, tăng khả năng tái hấp thu canxi, phốt phát ở thận, làm lắng đọng canxi và phốt phát ở xương – răng.

Thiếu vitamin D cũng sẽ khiến cơ thể thiếu canxi, dễ dẫn tới bệnh còi xương và các vấn đề liên quan đến xương. Răng trẻ bị mềm co canxi không thể lắng đọng được, răng mọc chậm và xô lệch do xương hàm mềm, không đủ cứng để chịu được sức ép của lực nhai.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836