Cha mẹ lùn, liệu con có cao được không? Tăng chiều cao chuẩn khoa học là gì? Làm thế nào để trẻ có thể tăng chiều cao tốt? Đây là mối quan tâm của rất nhiều bậc cha mẹ bởi trẻ trưởng thành đã lùn thì muốn cao lên là điều vô cùng khó.

Vì sao tăng chiều cao lại quan trọng với trẻ?

Chiều cao ảnh hưởng lớn đến sự tự tin và thành công của trẻ trong cuộc sống. Nếu bỏ lỡ thời kỳ phát triển chiều cao, bố mẹ sẽ ân hận cả đời vì đã không giúp con có vóc dáng như ý.

Theo thống kê của Tạp chí Dân số Thế giới năm 2019, người Việt lùn thứ 4 thế giới. Thế nhưng, thực tế, nhờ những can thiệp đúng cách và chú trọng tăng chiều cao chuẩn khoa học, rất nhiều em bé Việt đã có chiều cao tăng trưởng vượt trội.

Người Việt lùn thứ 4 thế giới

Người Việt lùn thứ 4 thế giới

Một số sai lầm thường gặp của cha mẹ

Nhiều cha mẹ chưa hiểu đúng hoặc có nhiều sai lầm trong cách chăm sóc khiến trẻ khó tăng chiều cao. Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến của cha mẹ:

1. Bố mẹ lùn thì con không thể cao được

Đây là quan niệm sai lầm của không ít bố mẹ. Với người Châu Á, gen tác động khoảng 60% tới chiều cao. Tuy nhiên, gen chỉ quy định “chiều cao tiềm năng” của một người. Còn chiều cao thực tế có thể cao hơn tới 17cm so với “chiều cao tiềm năng”. Điều này phụ thuộc vào sự hỗ trợ của 40% còn lại bao gồm dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, môi trường sống.

Chiều cao thực tế có thể cao hơn 17cm so với chiều cao tiềm năng nếu được chăm sóc tăng chiều cao chuẩn khoa học

Chiều cao thực tế có thể cao hơn 17cm so với chiều cao tiềm năng nếu được chăm sóc tăng chiều cao chuẩn khoa học

Do đó, bố mẹ lùn con vẫn hoàn toàn có thể cao chuẩn nếu được chăm sóc theo chế độ tăng chiều cao chuẩn khoa học. Chế độ này sẽ giúp phát huy tối đa ưu thế về gen. Ngược lại, nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách thì cho dù bố mẹ có chiều cao tốt, trẻ cũng khó lòng có chiều cao như mong đợi.

2. Lười vận động

Hiện nay, nhiều trẻ được cha mẹ cho sử dụng thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, iPad…) từ rất sớm. Trẻ xem nhiều giờ trong ngày, trở nên lười vận động, thích ngồi 1 chỗ và làm tăng tích mỡ tại bụng. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển chiều cao của trẻ.

Nên hạn chế cho trẻ xem ti vi, smartphone, ipad

Nên hạn chế cho trẻ xem ti vi, smartphone, ipad

Bởi vì chỉ khi trẻ vận động, chơi thể thao thì mới kích thích tiết hormone tăng trưởng (GH). Vận động sẽ thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương, phát triển sụn khớp và giúp xương dài ra. Đồng thời, khi vận động sẽ tăng cường lưu thông máu và các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể, trẻ sẽ khỏe mạnh, ít ốm hơn.

3. Thường xuyên cho trẻ ngủ muộn

Nhiều gia đình có thói quen cho trẻ đi ngủ muộn. Điều này rất bất lợi đối với việc tăng chiều cao của trẻ. Lí do là vì vào ban đêm, trong khoảng từ 10h đến – 3h sáng, hormone tăng trưởng GH được tiết ra nhiều hơn gấp 4 lần so với lúc thức.

Để trẻ tăng chiều cao một cách khoa học, bố mẹ nên cho con đi ngủ sớm trước 9-10h và cho trẻ ngủ đủ thời gian theo từng độ tuổi.

4. Dinh dưỡng thiếu cân đối

Đây là tình trạng phổ biến của nhiều trẻ khi có chế độ ăn không đa dạng. Không ít trẻ, đặc biệt trẻ dưới 10 tuổi chỉ ăn lệch một món theo sở thích. Một số mẹ quan niệm chỉ cần uống thật nhiều sữa là con sẽ cao. Nhưng trẻ cần chế độ dinh dưỡng phong phú, đảm bảo đủ các nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất) để cơ thể phát triển khoẻ mạnh và cân đối.

5. Chỉ chăm chăm canxi, lơ là vitamin D3 và vitamin K2

Canxi là nguyên liệu chính trong xương nhưng sẽ không thể hấp thu và chuyển hóa nếu thiếu vitamin D3 và K2. Thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh chỉ chăm chăm bổ sung canxi mà quên mất bổ sung 2 vitamin quan trọng này.

Nếu thiếu vitamin D3, chỉ có 10-15% canxi hấp thu được vào máu. Thiếu vitamin K2, canxi không đến được xương. Bổ sung quá nhiều canxi gây dư thừa dẫn tới các tác dụng phụ. Mặt khác, thừa canxi sẽ khiến trẻ bị táo bón, buồn nôn, biếng ăn, tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm lớn.

Để trẻ có thể tăng chiều cao chuẩn khoa học, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D3 và vitamin K2

Để trẻ có thể tăng chiều cao chuẩn khoa học, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D3 và vitamin K2

6. Chỉ tập trung tăng chiều cao cho con ở tuổi dậy thì

Đúng là ở độ tuổi dậy thì, trẻ tăng chiều cao rất tốt. Nếu được chăm sóc một cách khoa học, trẻ có thể cao lên 15-20cm/năm.

Tuy nhiên, giai đoạn có tốc độ tăng chiều cao lớn nhất là 1000 ngày vàng đầu đời. Giai đoạn này, trẻ tăng trưởng rất rõ rệt và có thể cao lên 20-25cm/năm.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, chiều cao của trẻ ở độ 5 tuổi ảnh hưởng quyết định tới chiều cao khi trưởng thành. Khi thực hiện đúng phác đồ tăng chiều cao chuẩn khoa học, trẻ có thể cao lên 5-10cm/năm.

Vì vậy, nếu bố mẹ chỉ tập trung giai đoạn dậy thì mà không chú ý các giai đoạn quan trọng khác, trẻ sẽ khó phát triển tốt như mong đợi.

Không có đứa trẻ thấp lùn, chỉ là bố mẹ đã biết cách tăng chiều cao chuẩn khoa học hay chưa?

Khi phân tích dữ liệu gần 200 quốc gia, GS. Ezzati, ĐH Imperial College London đã đưa ra kết luận: Tăng chiều cao là quá trình cần bắt đầu ngay từ khi trẻ trong bào thai đến khi trẻ dậy thì thành công.

Tăng chiều cao chuẩn khoa học là tác động đúng vào các yếu tố tăng chiều cao có thể thay đổi bao gồm: dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ để từ đó tối ưu chiều cao do gen quy định.

Vậy làm thế nào để trẻ tăng chiều cao một cách khoa học?

Lộ trình tăng chiều cao chuẩn khoa học cho trẻ được cụ thể hóa như sau:

1. Chọn thời điểm quan trọng cho chiều cao của trẻ

Có 3 thời điểm bố mẹ cần lưu ý chăm sóc để trẻ tăng chiều cao vượt trội

Có 3 thời điểm bố mẹ cần lưu ý chăm sóc để trẻ tăng chiều cao vượt trội

Nhiều cha mẹ quan tâm làm sao để trẻ tăng chiều cao tối ưu nhưng quên rằng chiều cao không tăng nhanh như cân nặng. Tăng trưởng chiều cao cần thời điểm. Khi hội tụ đủ các yếu tố như gen, hormone, yếu tố kích thích và các chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ sẽ tăng chiều cao vượt trội.

Gen và hormone là những yếu tố cố định, chúng ta không thể tác động. Do đó, bố mẹ chỉ cần chú trọng phát triển yếu tố kích thích và các chất dinh dưỡng cho con. Đặc biệt là trước và trong nhưng thời điểm tăng trưởng quan trọng sau:

Từ 3 tháng – 3 tuổi:

Trong giai đoạn này, sữa mẹ và dinh dưỡng là yếu tố quan trong nhất. Cả bé trai và bé gái đều tăng chiều cao rất nhanh. Nếu trẻ bị thừa cân-béo phì từ 2 tuổi có thể ảnh hưởng đến phát triển chiều cao sau này của trẻ. Từ 3 tuổi, tốc độ tăng chiều cao của trẻ chậm hơn trước.

Từ 4-6 tuổi:

Ở giai đoạn này, thường các bé gái sẽ tăng chiều cao nhanh hơn. Trong khi bé trai sẽ tăng bình thường và bù vào giai đoạn dậy thì. Ngoài dinh dưỡng, yếu tố vận động là quan trọng ở giai đoạn này.

Giai đoạn dậy thì:

Độ tuổi dậy thì của bé gái là từ 11 – 15 tuổi, bé trai từ 13 – 17 tuổi. Đây là giai đoạn tốc độ tăng chiều cao cuối cùng và quyết định chiều cao lúc trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm rất dễ tăng cân. Nếu bé gái hoặc bé trai bị thừa cân béo phì trong thời điểm này thì tốc độ tăng chiều cao sẽ giảm đáng kể.

2. Dinh dưỡng theo phác đồ tăng chiều cao chuẩn khoa học

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ. Một thực đơn giúp trẻ tăng chiều cao chuẩn khoa học cần cung cung đầy đủ các nhóm chất.

Xem thêm: Xây dựng thực đơn tăng chiều cao chuẩn khoa học cho trẻ.

Thực đơn giúp trẻ tăng chiều cao chuẩn khoa học cần đa dạng các nhóm chất

Thực đơn giúp trẻ tăng chiều cao chuẩn khoa học cần đa dạng các nhóm chất

 

Trong đó nhóm vi chất có vai trò quan trọng nhất để giúp trẻ tăng chiều cao gồm: Canxi, vitamin D3 và vitamin K2.

Canxi:

Canxi là thành phần chính chiếm 99% trong xương. Nguyên tố này giúp duy trì và xây dựng cấu trúc xương khỏe mạnh.

Để trẻ có thể tăng chiều cao một cách khoa học, bố mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng nguồn canxi từ sữa, sữa chua, cá, tôm, cua… Đây là nguồn tự nhiên hấp thụ tốt và an toàn nhất cho trẻ.

Vitamin D:

Vitamin D3 đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định khả năng hấp thu canxi cũng như ngăn ngừa còi xương của trẻ. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến tình trạng thấp còi. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ, trẻ từ 0-12 tháng tuổi nên bổ sung 400IU vitamin D/ngày. Với trẻ trên 1 tuổi và người lớn, liều khuyến cáo là 600-800IU/ngày.

Vitamin K2:

Vitamin K2 định hướng canxi vào xương, thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Bổ sung đủ các vi chất theo phác đồ tăng chiều cao chuẩn khoa học giúp trẻ có hệ xương chắc khoẻ và chiều cao vượt trội. Vitamin K2 có thể được tìm thấy trong các sản phẩm lên men như món đậu natto Nhật Bản, một số loại phô mai, sữa chua…

Tuy nhiên trong thực đơn của người Việt thường không có nhiều 2 loại vitamin này. Vì vậy, bố mẹ có thể bổ sung vitamin D3 và vitamin K2 từ thực phẩm bên ngoài. Dimao Vitamin D3 400 IUKeovon Vitamin K2 – MK7 dạng xịt được đánh giá tiện dụng, chuẩn liều. Dạng xịt làm tăng khả năng hấp thu, trẻ rất thích thú hợp tác.

3. Chế độ vận động giúp trẻ tăng chiều cao theo từng độ tuổi

Vận động giúp trẻ tăng cường sức khỏe và tầm vóc

Vận động giúp trẻ tăng cường sức khỏe và tầm vóc

Để phát triển khỏe mạnh, trẻ nên được khuyến khích tăng cường các hoạt động thể chất. Vận động giúp trẻ tăng trưởng tầm vóc, cơ-xương khớp, ngăn ngừa béo phì và các bệnh liên quan. Đặc biệt trong mùa dịch, trẻ ở nhà nhiều, việc vận động càng cần được cha mẹ chú tâm.
Dưới đây là lời khuyên cụ thể cho cha mẹ về hoạt động thể chất theo từng nhóm tuổi:

Nhóm dưới 5 tuổi:

Với trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ có thể cho con nằm úp khi chơi ít nhất 30 phút/ngày.
Khi trẻ biết đi thì có thể cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi hàng ngày như đi bộ công viên, trò chơi ngoài trời, nhảy dây,…

Nhóm từ 5-18 tuổi:

Bố mẹ cần duy trì sự năng động của trẻ khoảng 60 phút/ngày. Các hoạt động thể chất bao gồm:
  • Các hoạt động vui chơi chạy nhảy ngoài trời thông thường.
  • Tham gia những hoạt động thể thao tích cực như bơi lội, cầu lông, bóng rổ, võ thuật… Trẻ nên duy trì 3 ngày/tuần và tổng khoảng 60-90 phút/tuần.

> Xem thêm: Vận động – nhân tố thúc đẩy trẻ tăng chiều cao chuẩn khoa học

4. Giấc ngủ – yếu tố tiên quyết để trẻ tăng chiều cao chuẩn khoa học

Trẻ có thời gian ngủ mỗi ngày là khác nhau ở từng độ tuổi. Trẻ sơ sinh có thể ngủ 16 tiếng/ngày.

Trẻ nên ngủ đủ và ngủ sớm trước 9-10h tối

Trẻ nên ngủ đủ và ngủ sớm trước 9-10h tối

Giấc ngủ sẽ chiếm phần lớn sự tăng trưởng của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên để thiết bị điện tử nên ở ngoài phòng. Tốt nhất nên tắt cục phát sóng wifi khi ngủ để tránh bị ảnh hưởng tới giấc ngủ của con. Khi ngủ, phòng nên để đèn mờ hoặc tắt đèn. Như thế sẽ giúp hormone tăng trưởng của trẻ hoạt động tốt hơn.

> Xem thêm: Giấc ngủ vẹn tròn, con tăng chiều cao chuẩn khoa học!

Với những hiểu biết khoa học, bố mẹ hãy xây dựng thực đơn và lối sống phù hợp với từng độ tuổi để trẻ có thể tăng chiều cao vượt trội nhé.

Mọi thắc mắc, vui lòng gọi tới Hotline 1900 588836 để được hỗ trợ tốt nhất.

Trân trọng!

Hotline 1900.588836