Theo bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan, trẻ quấy khóc nhiều về đêm, đổ mồ hôi trộm … có thể do thiếu vitamin D3, vì vậy cần bổ sung kịp thời, đúng cách.

Gần một tháng nay, bé Cốm nhà chị Minh Châu (Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội) hay cáu gắt. Bé ngủ không ngon giấc, hay vặn mình, hầu như đêm nào cũng khóc vài tiếng mới ngủ sâu giấc.

Chị Châu tâm sự: “Trong tháng con ngủ ngày cày đêm nên mình nghĩ bình thường, tháng thứ 2 trộm vía đêm chỉ ọ ọe đôi lần. Sang tháng thứ 3 này không hiểu sao con cứ trằn trọc, đêm dậy 4,5 lần, lần nào cũng gào to lên khiến cả nhà tỉnh giấc”.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, vợ chồng chị Lê Na (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đêm nào cũng bơ phờ vì con dậy liên tục. Bé nhà chị hơn 13 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết đi. Trước một tuổi, bé thính ngủ nhưng không dậy đêm nhiều như gần đây. “Hai tháng nay đêm nào con cũng trăn trở, ưỡn người, vặn mình rồi khóc ầm lên. Hai vợ chồng phải thay phiên nhau bế ẵm trên tay ru mãi con mới chịu ngủ”, chị cho biết.

Giải mã lý do trẻ khóc đêm

Lo lắng, chị Na lên mạng tìm hiểu, có người bảo trẻ khóc đêm nhiều do bị “nặng vía”, xông khói bằng quả bồ kết sẽ khỏi. Chị thử vận dụng nhưng không ăn thua. Chị còn làm theo nhiều cách mà các mẹ khác mách như để củ tỏi, dao, cành dâu… đầu giường ngủ. Tuy nhiên, vợ chồng chị vẫn khổ sở khi phải bế ru bé ngủ buổi đêm, sáng dậy đi làm người lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi.

Sốt ruột vì con đêm ngủ ít, ngày lờ đờ chẳng chịu chơi, chị Na đưa con đi khám tại bệnh viện. Bác sĩ phân tích, quấy khóc về đêm là hiện tượng rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Bé thường khó ngủ, thậm chí chỉ cần một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến trẻ khóc thét suốt đêm.

Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Phạm Thục Lan – Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, chuyên gia đầu ngành cơ xương khớp, người có nhiều công trình nghiên cứu về vitamin D cho biết, với trẻ chưa biết nói, khóc là cách duy nhất để con báo hiệu đang gặp vấn đề như đói, đau bụng, buồn ngủ, mọc răng, phòng ngủ kín khiến trẻ khó chịu… Ngoài ra, khóc đêm nhiều có thể là triệu chứng của việc thiếu vitamin D3, bố mẹ cần đưa con đi xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.

Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan. Ảnh: Bệnh viện Nhân dân 115

Giải pháp khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc về đêm

Theo bác sĩ, để giải quyết tình trạng khóc đêm ở trẻ, đầu tiên, bố mẹ cần bình tĩnh để phân tích tình trạng của bé. Thay vì quát mắng, phụ huynh hãy nhẹ nhàng âu yếm, vỗ về trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ kiểm tra tã, bỉm, nếu tè nhiều cần thay ngay vì điều này dễ khiến trẻ khó chịu, khó ngủ. Vào mùa đông, phụ huynh mặc đồ đủ ấm cho bé khi ngủ nhưng không nên quấn quá chặt hoặc mặc nhiều lớp khiến con toát mồ hôi. Đồng thời, bố mẹ tạo không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh để con cảm thấy thoải mái.

Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày mà nên tập thói quen cho bé đi ngủ sớm, đúng giờ. Thông thường, khóc đêm do các tác nhân bên ngoài thường không kéo dài nếu bố mẹ giải quyết dược các vấn đề trên.

Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan cho rằng, phần lớn các trường hợp trẻ khóc đêm dai dẳng là do yếu tố bệnh lý. Trong đó, điển hình nhất là do thiếu vitamin D3.

Trẻ khóc đêm do thiếu vitamin D3 thường đi kèm các triệu chứng như ngủ hay giật mình, đổ mồ hôi trộm dù trời mát, tóc rụng hình vành khăn sau gáy, có thể chậm đóng thóp… Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Bởi vì khi ngủ tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, giấc ngủ sâu giúp con lấy lại năng lượng, góp phần tăng chiều cao, phát triển trí não.

Bác sĩ Lan lý giải thêm, sở dĩ trẻ thiếu vitamin D3 thường quấy khóc, khó ngủ, ngủ hay giật mình là do thần kinh bị kích thích. Vì thế, để giải quyết tình trạng khóc đêm ở trẻ, bố mẹ cần bổ sung vitamin D3 đúng cách.

Việc con mất ngủ, khóc đêm cũng khiến bố mẹ mệt mỏi, vật vờ theo. Ảnh: Getty Image.

Bổ sung vitamin D3 đúng cách như thế nào

Bố mẹ có thể bổ sung vitamin D3 cho bé bằng cách cho trẻ tắm nắng trong khoảng 9-10h sáng hoặc 15-16h chiều. Thời gian tắm nắng tăng dần từ 5 đến 15 phút. Phụ huynh lưu ý không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cung cấp một số thực phẩm có hàm lượng vitamin D3 tự nhiên để thêm vào khẩu phần ăn của trẻ như lòng đỏ trứng, đậu phụ, tôm, cá trích, cá hồi, gan bò… Tuy nhiên, lượng vitamin D3 trong các thực phẩm không nhiều, có thể bị hao hụt trong quá trình chế biến.

Theo khuyến cáo mới đây của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dù là sáng sớm. Trẻ cần bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày ngay sau khi chào đời dể tránh bị còi xương. Nếu bé bú mẹ, có thể cung cấp vitamin D cho trẻ qua sữa bằng cách mẹ bổ sung hàm lượng vitamin D 5000-6000 IU mỗi ngày.

Trẻ thiếu vitamin D3 thường hay quấy khóc về đêm do thần kinh bị kích thích. Ảnh: Getty Image.

Cũng theo bác sĩ Lan, dù Việt Nam là nước nhiệt đới nhưng tỷ lệ thiếu hụt vitamin D3 vẫn cao. Thực tế vào mùa đông ánh nắng yếu, không khí lạnh khiến việc tắm nắng cho trẻ trở nên khó khăn. Thậm chí, ngay cả mùa hè, việc tắm nắng đúng cách để có đủ vitamin D3 cũng không dễ dàng.

Bà cho biết thêm, việc bổ sung vitamin D3 đầy đủ có thể giúp giảm 35% nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng, giảm 30% nguy cơ cao huyết áp và các bệnh như tiểu đường, tim mạch, nhiễm trùng…

Đối với trẻ nhỏ, vitamin D3 ngoài giúp giải quyết các triệu chứng do thiếu vi chất này ở thể nhẹ như trẻ quấy khóc đêm nhiều, đổ mồ hôi trộm, chậm đóng thóp… còn phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến sự phát triển của xương, răng, chiều cao.

 

 

 

 

 

 

Dimao Vitamin D3 400 IU là vitamin D3 dạng xịt được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu. Sản phẩm dạng xịt tiện dụng, hấp thu nhanh nhờ được xịt trực tiếp vào khoang miệng, mỗi lần xịt tương ứng 400 IU vitamin D3 chuẩn liều theo khuyến cáo. Sản phẩm mùi hương dâu kết hợp vị xylitol dịu ngọt.

Dimao Vitamin D3 400 IU góp phần giúp cơ thể hấp thu tốt canxi, duy trì sự chắc khỏe của xương và răng, phòng ngừa, hỗ trợ trường hợp thiếu vitamin D, hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ. Để biết thêm thông tin truy cập Website: Hotline: 1900 58 8836. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty Cổ phẩm Dược phẩm Quốc tế CTT Pharma.

XNQC số 01509/2018/ATTP -XNQC, Bộ Y tế cấp ngày 13/12/2018. Thực phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Theo Ngọc Thi/Ngoisao.net

 

Hotline 1900.588836