Bổ sung vitamin D3 hay bất cứ vi chất nào cũng cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn để mang lại hiệu quả tốt nhất cho con yêu.

Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt, vi chất này giúp cho sự hấp thu canxi, phốt pho bên trong cơ thể diễn ra hiệu quả nhất. Trẻ thiếu vitamin D3 sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường làm xương biến dạng, ảnh hưởng đến dáng đi, chiều cao của trẻ…

Nguyên nhân khiến trẻ thiếu vitamin D3

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu vitamin D3, có thể kể đến một số lý do phổ biến như:

– Trẻ không được tắm nắng đầy đủ và đúng cách để nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Khoa học đã chứng minh, tia UVB trong ánh nắng tạo ra vitamin D, các chuyên gia y tế đều khuyến cáo tắm nắng là cách hay để bổ sung vitamin D3 cho trẻ.

Tuy nhiên, không ít bố mẹ lại lo sợ việc con tiếp xúc ánh nắng có thể làm đen da, tâm lý bao bọc con trong môi trường kín vì nghĩ như vậy sẽ tốt và an toàn cho con. Bên cạnh đó, một số mẹ nhận thức được việc tắm nắng nhưng lại cho con phơi nắng chưa đúng cách khiến con nhận được ít vitamin D3 tự nhiên từ ánh nắng.

Trẻ sinh vào mùa đông, trẻ ở khu vực sương mù ít nắng, ánh nắng yếu cũng dễ thiếu vitamin D3.

– Trẻ sinh non, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2,5kg), trẻ sinh đa thai dễ thiếu vitamin D3 do chưa được mẹ cung cấp đủ nguồn dự trữ vitamin D3 và gan chưa trưởng thành.

– Trẻ không được bú mẹ hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng, mẹ có tình trạng thiếu hụt vitamin D nặng trong thời gian mang thai thì khi sinh ra trẻ rất dễ bị thiếu vitamin D3.

– Trẻ bị bệnh về gan, thận, trẻ đang sử dụng một số thuốc như thuốc động kinh (phenobarbital, phenytoin), kháng viêm corticosteroid (prednison, prednisolon) hay thiếu vitamin D3 vì các loại thuốc này làm mất hoặc cản trở tác dụng của vitamin D.

– Trẻ ăn sữa ngoài, ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi) hoặc chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác. Trẻ em có chế độ ăn chủ yếu dựa vào rau và các loại hạt, không sử dụng sữa hoặc các thực phẩm có bổ sung vitamin D. Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, rối loạn tiêu hoá kéo dài…).

Theo kết quả thống kê được công bố tại hội nghị khoa học chuyên đề Tiếp cận kỹ thuật xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị diễn ra vào tháng 6/2018 ở TP HCM, có tới hơn 50% trẻ em tiểu học tại Việt Nam thiếu vitamin D. Thực tế con số này có thể lớn hơn nhiều, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, trẻ dưới 1 tuổi thường dễ thiếu vitamin D3 nhất bởi đây là thời điểm hệ xương của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất.

Theo bác sĩ Carole Baggerly – Giám đốc GrassrootsHealth – Tổ chức phi lợi nhuận với mục đích làm tăng nhận thức về tầm quan trọng của vitamin D thì:

“Hầu hết phụ nữ sau sinh đều thiếu vitamin D nên sẽ không có vitamin D trong sữa mẹ để truyền sang cho con. Chỉ có khoảng từ 2-19% trẻ sơ sinh được bố mẹ tuân thủ bổ sung vitamin D. Điều đó đồng nghĩa với việc có hơn 80% trẻ sơ sinh thiếu vitamin D vì giai đoạn này vẫn bú mẹ là chủ yếu”.

Nguyên tắc vàng khi bổ sung vitamin D3 cho con

Nguyên tắc 1: Đúng liều lượng và độ tuổi

Bổ sung vitamin D3 cần tuân thủ nguyên tắc chuẩn liều theo từng giai đoạn độ tuổi khác nhau. Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ một phần (uống kèm sữa công thức) cần được bổ sung vitamin D3 liều 400 IU mỗi ngày, bắt đầu vài ngày sau khi sinh.

Khi bé đã cai sữa, nếu uống mỗi ngày 1 lít sữa có bổ sung vitamin D3, có thể cân nhắc không tiếp tục bổ sung vitamin D3. Ngược lại, nếu bé uống ít hơn 1 lít sữa mỗi ngày thì vẫn cần bổ sung 400 IU vitamin D3/ngày. Tiếp tục cho uống vitamin D3 tới khi bé uống đủ 1 lít sữa giàu vitamin D3 mỗi ngày.

Với các trẻ lớn hơn, nếu không nhận đủ 400 IU vitamin D3 mỗi ngày thông qua thực phẩm cũng cần được bổ sung vitmin D3 hàm lượng 400 IU/ngày.

Nhóm trẻ đang dùng một số thuốc điều trị đặc biệt hoặc bị một số bệnh mạn tính là các đối tượng có nguy cơ cao thiếu vitamin D3, có thể cần bổ sung liều cao hơn.

Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ cũng đưa ra lưu ý, trẻ từ từ 1 – 18 tuổi cần ít nhất là 600 IU vitamin D3/ngày, tốt nhất là khoảng 1.000 IU/ngày nhưng không được vượt quá 2.500 IU/ngày đối với trẻ 1-3 tuổi, 3.000 IU/ngày ở trẻ 4-8 tuổi và 4.000 IU/ngày những trẻ trên 8 tuổi.

Người lớn từ 19-70 tuổi cần ít nhất là 600 IU/ngày, tốt nhất là 1.500 – 2.000 IU/ngày nhưng không được vượt quá 4.000 IU/ngày. Người trên 70 tuổi cần ít nhất là 800 IU/ngày, tốt nhất là 1.500-2.000 IU/ngày nhưng không vượt quá 4.000 IU/ngày.

Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần ít nhất là 600 IU/ngày, tốt nhất là 1.500 IU/ngày nhưng không được vượt quá 4.000 IU/ngày.

Trẻ em, người lớn béo phì và những người đang sử dụng thuốc chống động kinh, glucocorticoid, chống nấm như ketoconazole và những thuốc điều trị bệnh suy giảm miễn dịch (AIDS) cần ít nhất liều cao hơn 2-3 lần.

Việc mẹ thiếu vitamin D3 khi mang thai có thể khiến trẻ bị thiếu vi chất này khi chào đời. Bởi vậy, mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin D3 để cung cấp cho thai nhi để con khỏe mạnh, cứng cáp khi chào đời.

Nguyên tắc 2: Tắm nắng đúng cách

Vitamin D có nhiều trong ánh nắng tự nhiên nhưng nhiều người vẫn chưa biết tắm nắng đúng cách để cơ thể hấp thụ được “vitamin mặt trời” này. Tia UVB trong ánh nắng mặt trời có tác dụng tạo ra vitamin D trong khi UVA lại phá hủy vitamin D và là thủ phạm chính gây ra ung thư da, gây sẫm màu da và lão hóa da. Khi nào có mặt trời là có UVA còn tia UVB chỉ thâm nhập vào khí quyển khi mặt trời trên 1 góc 50 độ so với đường chân trời (khoảng sau 9h sáng và trước 3h chiều).

Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nên tắm nắng trong khoảng 9-10h sáng. Những ngày đầu mới tắm nắng, chỉ nên cho trẻ làm quen từ 3-5 phút với ánh nắng để các tế bào melanocyte sản xuất các sắc tố tránh cho làn da tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng để bảo vệ cơ thể.

Dần dần khi trẻ đã quen với ánh nắng, có thể cho trẻ tắm nắng từ 5 – 10 phút vào mùa hè, từ 15-20 phút vào mùa đông. Nếu tắm nắng càng gần buổi trưa cần ngắn hơn. Tránh để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp vào mắt, xung quanh mắt, khu vực mặt vì làn da ở khu vực này mỏng nhất. Bố mẹ lưu ý quan sát thấy da con ửng hồng là đã tắm nắng đủ.

Nguyên tắc 3: Bổ sung đúng cách qua thực phẩm

Vitamin D3 chỉ có trong một số ít thực phẩm như: Sữa, bơ, gan bò, cá hồi, cá ngừ, cá trích, lòng đỏ trứng, nấm… Bố mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm này vào khẩu phần ăn của con. Tuy nhiên, một điều lưu ý là vitamin D3 tan trong dầu, vì thế khi chế biến hãy bổ sung thêm lượng dầu, mỡ vào thức ăn để vitamin D3 hấp thu tốt hơn vào trong cơ thể.

Nguyên tắc 4: Bổ sung đúng cách theo đường miệng

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, những ngày không có ánh nắng hoặc mùa đông ít nắng, ánh nắng yếu, lựa chọn tốt nhất là bổ sung vitamin D theo đường miệng. Liều bổ sung dự phòng theo từng lứa tuổi từ: từ 400-800 IU vitamin D3/ngày.

Việc bổ sung dự phòng là cách an toàn và hiệu quả nhất để phòng ngừa tình trạng còi xương, hỗ trợ cơ thể hấp thu tốt canxi, giúp hệ xương, răng phát triển khỏe mạnh, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao cho trẻ…

Bổ sung đúng chuẩn liều rất quan trọng bởi nếu quá liều có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc vitamin D3. Ngộ độc vitamin D là tình trạng rất hiếm gặp xuất hiện khi hàm lượng vitamin D trong cơ thể quá cao (hàm lượng 25-hydroxy vitamin D trong máu liên tục > 200 ng/ml được coi là có tiềm năng gây độc).

Nguyên nhân thường là do bổ sung vitamin D liều cao, điều này có thể dẫn tới tình trạng chán ăn, buồn nôn và nôn, người cảm thấy mệt mỏi, tiểu tiện nhiều. Để điều trị cần ngừng ngay việc bổ sung vitamin D liều cao, nếu con có dấu hiệu bất thường khác cần đưa đến cơ sở y tế ngay.

Bởi vậy, khi lựa chọn vitamin D3 cho con, bố mẹ nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ về chất lượng sản phẩm, nên lựa chọn loại chuẩn liều để tránh tình trạng quá tay, gây thừa vitamin D3. Một sản phẩm vitamin D3 có liều chuẩn lại rất tiện dụng, không cần đong đếm, không sợ quá liều mà mẹ có thể tham khảo là Dimao Vitamin D3 400 IU. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836