Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình được phát triển chiều cao tối đa. Tuy nhiên, có những hiểu lầm hoặc sự thiếu hiểu biết trong cách chăm sóc trẻ của cha mẹ có thể làm trẻ mất đi cơ hội phát triển chiều cao tối đa. Sau đây là những quan niệm sai lầm thường gặp của nhiều cha mẹ.
SAI LẦM 1: Cha mẹ thường nghĩ đến chiều cao khi trẻ đã sinh ra
Theo GS. Pikhart, ĐH College London, Anh Quốc, dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt là tuần thai 14-32, không chỉ quan trọng cho sự tăng trưởng khỏe mạnh của thai nhi mà còn ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi. Do đó, trước khi mang thai hai vợ chồng nên cùng nhau lên kế hoạch và có sự chuẩn bị về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lí cho giai đoạn quan trọng này.
SAI LẦM 2: Chuyển cho trẻ bú sữa ngoài sớm sẽ cao hơn
Với bằng chứng hiện tại, không có sự khác biệt về chiều cao ở trẻ uống sữa ngoài so với trẻ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, sữa mẹ không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho tăng trưởng của trẻ mà còn cung cấp các yếu tố miễn dịch quan trọng, đặc biệt là dòng sữa non trong vài ngày đầu sau sinh.
Chính các yếu tố miễn dịch này sẽ giúp các bé bú mẹ khỏe mạnh hơn và ít gặp vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn trong 12 tháng đầu đời. TS. Gough Ethan, ĐH McGill, Canada, cho biết: trẻ khỏe mạnh và ít gặp vấn đề sức khỏe sẽ có tiền đề tăng trưởng tốt hơn, so với các trẻ thường xuyên bệnh.
SAI LẦM 3: Cha mẹ lùn thì con cũng lùn
Chính suy nghĩ này làm cản trở khả năng phát triển tối ưu trong chiều cao của trẻ. TS. Hwang, ĐH Kangwon, Hàn Quốc chia sẻ, nhiều cha mẹ có suy nghĩ chưa đúng về trạng thái lùn và đem suy nghĩ để đặt lên suy nghĩ của những đứa trẻ. Điều này có thể làm cho chúng thiếu tự tin tham gia các hoạt động thể chất- vốn là 1 yếu tố quan trọng để giúp trẻ cải thiện chiều cao.
Thực tế, nghiên cứu của TS. Jelenkovic, ĐH Helsinki, Hà Lan, cho thấy yếu tố môi trường sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ xuyên suốt từ khi sinh đến khi trẻ 19-22 tuổi, đặc biệt vượt trội từ sinh đến trước 13 tuổi.
Môi trường ở đây là sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng đầy đủ, vận động hợp lý và giấc ngủ. Trong khi đó, yếu tố di truyền liên quan đến chiều cao sẽ góp phần hợp lực với yếu tố môi trường và các yếu tố hormone sinh dục khi trẻ sau 13 tuổi (giai đoạn dậy thì). Điều này cho thấy dù trẻ mang gen thấp nhưng nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, sinh hoạt lành mạnh, vận động và nghỉ ngơi hợp lí vẫn có khả năng đạt được chiều cao tối đa.
SAI LẦM 4: Phần lớn cha mẹ chúng ta thường nghĩ rằng muốn tăng chiều cao cho trẻ chỉ cần tập trung vào nguyên liệu canxi là đủ và tìm cách bổ sung cho con bằng mọi cách.
Tuy nhiên, theo báo cáo của nhóm các nhà khoa học Mỹ và Hà Lan, dẫn đầu bởi TS. Karpiński , ĐH Bialystok, Hà Lan, nhấn mạnh vai trò trực tiếp và quyết định của vitamin D và K2 trong định hướng và hấp thụ canxi cho sự tăng trưởng xương và chiều cao khỏe mạnh.
Nếu trong chế độ ăn bị thiếu hụt thì sự hấp thụ canxi từ thực phẩm có thể gặp nhiều trở ngại và ảnh hưởng đến tăng trưởng khỏe mạnh của xương. Ngoài ra, nguồn đạm chất lượng từ thịt cá, trứng, hải sản cũng cần quan tâm và đa dạng trong bữa ăn của trẻ vì đó là nguồn axit amin quan trọng để cung cấp nguyên liệu cho các hormone tham gia vào quy trình như hormone tăng trưởng và hormone sinh dục.
Do đó, sai lầm khi chỉ tập trung vào canxi cho chiều cao của nhiều cha mẹ có thể dẫn đến bổ sung mất cân bằng và thiếu các vi chất quan trọng khác. Hơn nữa, thiếu những vi chất này có thể làm canxi không được hấp thụ và trở nên dư thừa gây ra những vấn đề sức khỏe khác cho trẻ. Dinh dưỡng cho quy trình phát triển chiều cao của trẻ cần đúng và đầy đủ các yếu tố, chứ không riêng gì 1 yếu tố.
Thêm nữa, sự phát triển của hệ xương diễn ra từ từ chứ không nhanh như cân nặng. Ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, xương đang phát triển mạnh nhất, quá trình tạo xương chiếm ưu thế hơn và một quá trình tạo xương mất thời gian dài để hoàn thiện. Vì thế, bố mẹ nên theo dõi chiều cao của con từ 6 tháng đến 1 năm và nên tập trung tốt nhất ở tất cả các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ.
Đây là phân bố các chất dinh dưỡng liên quan với quy trình phát triển chiều cao, cha mẹ có thể tham khảo:
1. Chế độ ăn nên đa dạng các thực phẩm chứa canxi ít nhất 4 ngày/tuần. Trẻ nên lấy canxi từ thực phẩm vì đây là dạng an toàn và hấp thu tốt nhất cho trẻ. Những thực phẩm giàu canxi gồm trứng, cá, hải sản có vỏ, rau xanh, sữa, phô mai. Bảng phân bố các thực phẩm giàu canxi các bạn có thể xem dưới comment bài viết này.
2. Do nguồn thực phẩm chứa vitamin D hạn chế. Hơn nữa, việc phơi nắng để lấy vitamin D không khuyến khích cho trẻ nhỏ. Do đó, theo hướng dẫn hiện tại việc bổ sung vitamin D là cần thiết và an toàn cho trẻ. Dạng vitamin D thích hợp cho trẻ nên ở dạng nhỏ giọt hoặc dạng xịt hơn là dạng viên. Một số dạng xịt trực tiếp vào miệng như Dimao Vitamin D3 được đánh giá tiện dụng và khả năng gia tăng hấp thụ vitamin D cũng như sự thích thú hợp tác của trẻ. Liều 400IU/ngày.
3. Nguồn chất đạm cần phân bố đa dạng mỗi tuần. Trong đó, mỗi tuần nên có 2 ngày thịt bò/heo/gà; 2 ngày khác là cá/hải sản; 1 ngày là từ đậu các loại/đậu hủ. Để giúp trẻ nhận đầy đủ đa dạng các axit min thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bữa ăn cần chú trọng thêm 1 phần rau củ, hoặc là canh súp, hoặc là luộc để tăng sự hấp thụ các chất đạm này.
4. Hạn chế các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao như thức ăn nhanh giàu chất béo không tốt, chất giàu đường và năng lượng rỗng như bánh kẹo và nước ngọt.
5. Vitamin K2 được tạo ra trong quá trình lên men của một số thực phẩm như đậu nành lên men Nhật Bản (natto), một số loại sữa chua, phô mai. Những thực phẩm này thích hợp giới thiệu trong các bữa phụ cho trẻ. Một cách khác, Vitamin K2 có thể bổ sung đường miệng như dạng xịt Keovon Vitamin K2, có thể phù hợp với trẻ, đặc biệt với các bé ăn uống ít đa dạng.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Notes
Karpiński M et al. (2017) Roles of Vitamins D and K, Nutrition, and Lifestyle in Low-Energy Bone Fractures in Children and Young Adults. J Am Coll Nutr; 36(5), 399-412.
Jelenkovic, A. et al. (2016). Genetic and environmental influences on height from infancy to early adulthood: An individual-based pooled analysis of 45 twin cohorts. Scientific reports, 6, 28496.
Hwang, J. W. et al. (2015). Parents’ perception about child’s height and psychopathology in community children with relatively short stature. Annals of pediatric endocrinology & metabolism, 20(2), 79–85.
Pikhart H. et al. (2017) Parental heights and maternal education as predictors of length/height of children at birth, age 3 and 19 years, independently on diet: the ELSPAC study. Eur J Clin Nutr 71, 1193–1199
Gough Ethan K et al. (2014) The impact of antibiotics on growth in children in low and middle income countries: systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials BMJ ; 348 :g2267