Hiện nay, trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Mỗi năm có khoảng 8,9 triệu người bị gãy xương do loãng xương. Ở Việt Nam, có khoảng 25-30% phụ nữ sau 60 tuổi mắc bệnh loãng xương. Điều trị bệnh loãng xương cần thời gian dài thay đổi cả chế độ dinh dưỡng và luyện tập.

Loãng xương và những điều chưa biết

Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng giảm quá trình tạo xương và/hoặc tăng quá trình hủy xương. Điều này dẫn đến tổn thương độ chắc của xương và tăng nguy cơ gãy xương.

cấu trúc xương ở người bình thường và bệnh nhân loãng xương

Cấu trúc xương ở người bình thường (trái) và bệnh nhân loãng xương (phải)

Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán loãng xương đa số là đo mật độ xươngmức độ khoáng hóa của xương.

Tuy nhiên, xương được xây dựng từ chất khoáng và ma trận collagen. Chất khoáng sẽ tạo nên độ cứngđộ đặc cho xương. Nhưng collagen mới giúp xương linh hoạt, tránh hiện tượng giòn xương và gãy xương.

Như vậy, một bộ xương chắc khỏe toàn diện phụ thuộc cả vào mật độ xương và hàm lượng collagen trong xương.

Những ai có nguy cơ loãng xương?

  • Ở phụ nữ từ sau 35 tuổi, quá trình hủy xương tăng lên 2%. Đến thời kỳ mãn kinh, estrogen giảm đột ngột. Estrogen tác động lên các nguyên bào xương để ức chế sự phân hủy xương. Đồng thời hormon này cũng kích thích sự hình thành xương. Sự sụt giảm rõ rệt nồng độ estrogen khi mãn kinh dẫn đến việc mất xương nhanh chóng. Đây là nguyên nhân chính gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
  • Ở người già, các tế bào tạo xương bị lão hóa, hấp thu calci ở ruột cũng bị hạn chế. Ngoài ra, các hormon sinh dục cũng suy giảm. Estradioltestosterone rất quan trọng đối với sự phát triển xương ở nam giới vì nó tác động trực tiếp lên xương. Chúng có khả năng kích thích tăng trưởng cơ bắp, từ đó kéo theo sự tăng trưởng xương. Đàn ông sau độ tuổi trung niên, estradiol và testosterone giảm dần. Tuy nhiên quá trình mất xương sẽ diễn biến từ từ theo thời gian.
  • Đặc biệt, bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau:

Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương là:

  • Những người có thể chất còi xương, suy dinh dưỡng từ khi còn nhỏ.
  • Người có chế độ ăn thiếu hoặc cơ thể chậm hấp thu canxi và vitamin D.

Ngoài ra còn những yếu tố khác như:

  • Ít hoạt động thể lực.
  • Sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải canxi qua thận và giảm hấp thu canxi ở ruột.
  • Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.
  • Mắc một số bệnh mạn tính: đái tháo đường, cường cận giáp, viêm khớp dạng thấp…
  • Sử dụng dài hạn một số thuốc: chống động kinh, thuốc chữa tiểu đường, thuốc chống đông. Đặc biệt là nhóm thuốc corticosteroid vừa ức chế quá trình tạo xương vừa làm giảm hấp thu canxi ở ruột, tăng bài xuất canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương.

Triệu chứng bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm và không có triệu chứng đặc trưng. Bệnh loãng xương chỉ biểu hiện khi xuất hiện các biến chứng:

  • Đau xương, đau lưng.
  • Biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do gãy đốt sống.
  • Đau ngực, khó thở, chậm tiêu… do ảnh hưởng đến lồng ngực và đốt sống.
  • Gãy xương.

Phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương và những phát hiện về vitamin K2

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là phải cung cấp canxi đầy đủ vào xương.

Do đó cần cung cấp chế độ ăn đủ 1000-1500 mg canxi hàng ngày từ thức ăn, sữa và dược phẩm.

Tuy nhiên, nếu thiếu vitamin D, canxi chỉ có thể hấp thụ được 10-15%, còn lại 85-90% sẽ bị đào thải ra ngoài. Nhu cầu vitamin D là 800-1000 IU hàng ngày tùy độ tuổi. Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin D làm tăng tối đa khả năng hấp thu canxi từ ruột vào máu. Vai trò của canxi, vitamin D3 đã được công nhận và đưa vào hướng dẫn điều trị bệnh loãng xương ở Việt Nam và trên thế giới.

Chế độ dinh dưỡng đủ canxi, vitamin D và vitamin K2 để phòng ngừa và điều trị loãng xương

Tại sao vitamin K2 giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương?

Gần đây, các nhà khoa học đang quan tâm tới những nghiên cứu về vitamin K2. Vitamin K2 được chứng minh có hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị loãng xương.

Hai loại vitamin K được quan tâm nhiều là vitamin K1 và vitamin K2. Trước đây, các nghiên cứu về vitamin K (chủ yếu là vitamin K1) hướng tới tác dụng đông máu của loại vitamin này. Và vitamin K2 được ngầm hiểu là có tác dụng tương tự.

Thế nhưng những phát hiện mới nhất về cơ chế của vitamin K2, đặc biệt ở dạng MK7 mang lại nhiều hứa hẹn giúp hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

Tác dụng phòng ngừa loãng xương, phát triển hệ xương của vitamin K2-MK7 thể hiện qua 3 cơ chế:

Thứ nhất, vitamin K2 giúp kích hoạt Osteocalcin – là protein có vai trò “dẫn đường” cho canxi đi vào đúng vị trí xương.

Thứ hai, vitamin K2 giúp canxi không bị lắng đọng ở các thành mạch máu thông qua kích hoạt protein MGP – là protein có vai trò điều chỉnh canxi hóa của cơ thể.

Thứ ba, vitamin K2 đặc biệt ở dạng MK7 làm các tế bào tạo xương tăng sản xuất là tích trữ collagen trong xương.

3 cơ chế của vitamin K2 với sức khỏe xương

Nghiên cứu về vitamin K2

Muốn hệ xương chắc khỏe cần tăng độ chắc cho xương bằng cách bổ sung canxi vào xương. Ngoài ra cũng cần tăng hàm lượng collagen trong xương. Và vitamin K2, thật tuyệt vời là tác động vào cả hai yếu tố này.

Những nghiên cứu lâm sàng cho kết quả vitamin K2 MK-7 giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa loãng xương. Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin K2 sẽ làm giảm tỷ lệ gãy xương.

Một thử nghiệm lâm sàng kéo dài 3 năm được công bố vào năm 2008 bởi Booth và cộng sự kiểm tra tác động của việc bổ sung vitamin K đối với mật độ xương của xương đùi cổ ở nam giới và phụ nữ trong độ tuổi 60 – 80. Người tham gia thử nghiệm được cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D. Kết quả cho thấy vitamin K2-MK7 kích hoạt quá trình tạo xương, ngăn chặn quá trình hủy xương, giúp duy trì và nâng cao chất lượng xương. Nhóm được bổ sung đủ canxi, vitamin D và vitamin K2 có sức mạnh xương và mật độ xương cao hơn hẳn nhóm chỉ dùng canxi và vitamin D.

Vitamin K2 có ở đâu?

Vitamin K2 có nhiều trong các đậu nành lên men Natto của Nhật Bản nhưng có rất ít trong các thực phẩm khác. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người Việt Nam không có nhiều vitamin K2 nên cần được bổ sung từ thực phẩm bổ sung như Keovon vitamin K2 dạng xịt.

Như vậy, vitamin K2 là một khám phá quan trọng của khoa học góp phần cải thiện sức khỏe xương và phòng ngừa nguy cơ loãng xương sau này.

Bổ sung vitamin K2 là an toàn và cần thiết. Vì vậy, hãy bổ sung vitamin K2 từ sớm để có hệ xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý khách vui lòng gọi HOTLINE: 1900 58 88 36

Trân trọng.

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836