Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, độ tuổi mắc bệnh loãng xương đang ngày càng trẻ hóa. Thậm chí có những bệnh nhân mắc bệnh loãng xương ở độ tuổi 30. Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi có thể phòng ngừa như thế nào?

Loãng xương – căn bệnh không chỉ của người cao tuổi

Bệnh loãng xương gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, bệnh loãng xương ở người trẻ, đang trong độ tuổi lao động càng ảnh hưởng tới công việc và sự nghiệp của người bệnh.

Loãng xương là căn bệnh nguy hiểm để lại hậu quả nghiêm trọng. Bệnh gây đau nhức, mệt mỏi, thậm chí là gãy xương.

Bệnh diễn biến âm thầm và thường được phát hiện khi đã xảy ra biến chứng. Loãng xương làm xương mỏng manh dễ gãy, đốt sống bị xẹp, lún. Biểu hiện là đau xương, cong, gù lưng, giảm chiều cao.

Người trẻ tuổi cũng mắc bệnh loãng xương do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người trẻ

Loãng xương ở người trẻ tuổi là loãng xương thứ phát. Tức là bệnh xuất hiện sau khi mắc 1 bệnh khác, dùng thuốc hoặc thói quen sinh hoạt không hợp lý. Những yếu tố này làm giảm hấp thu canxi, mất cân bằng quá trình tạo xương và gây ra loãng xương.

Người trẻ tuổi mắc bệnh loãng xương có thể do nhiều nguyên nhân như:

Nồng độ estrogen thấp

  • Một số người có cơ địa nồng độ estrogen trong cơ thể thấp. Estrogen có tác dụng bảo vệ xương. Khi nồng độ hormon này giảm thì các cơ xương khớp suy yếu, làm tăng cơ loãng xương.

thiếu estrogen là nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Chế độ ăn uống không cân bằng

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh loãng xương ở người trẻ trở nên phổ biến là do chế độ ăn uống bất hợp lý:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, vitamin Dvitamin K2 khiến canxi không được hấp thu hiệu quả vào xương.
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê làm giảm hấp thu canxi và tăng mất xương.
  • Đặc biệt nhiều phụ nữ ăn chế độ ăn kiêng làm thiếu trầm trọng canxi và các chất cần thiết cho quá trình tạo xương.

Một số phụ nữ ăn kiêng nên thiếu canxi

Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh

  • Nhiều người trẻ lười vận động, ít tập thể dục. Điều này làm xương khớp không dẻo dai, quá trình tạo xương bị trì hoãn.
  • Nhiều người có thói quen dùng kem chống nắngche chắn quá kĩ. Như thế da không tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời, không tổng hợp được vitamin D.

giới trẻ nhiều người lười vận động khiến xương không dẻo dai cũng là một nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Nhiều thuốc có tác dụng phụ gây bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

  • Sử dụng thuốc điều trị ung thư, xương khớp, các thuốc gây mất xương như corticosteroid, thuốc chống co giật… cũng nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ.

Nhiều người có thói quen tự ý mua thuốc không có hướng dẫn của bác sĩ

Do ảnh hưởng của bệnh

  • Loãng xương có thể phát sinh sau khi mắc các bệnh như: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, lupus, hội chứng kém hấp thu.
Viêm khớp dạng thấp phải sử dụng nhiều corticoid và là nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Viêm khớp dạng thấp phải sử dụng nhiều corticoid và là nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Phòng ngừa bệnh loãng xương ở người trẻ như thế nào?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mật độ xương lên đỉnh trong khoảng những năm 30 tuổi. Cách phòng ngừa loãng xương tốt nhất là làm tăng mật độ xương đỉnh trước 30 tuổi.

Phòng ngừa loãng xương cần được thực hiện ngay từ bây giờ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Một số biện pháp phòng ngừa cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống hợp lý

Biện pháp đơn giản nhất là xây dựng chế độ ăn khoa học bổ sung đủ dinh dưỡng cho xương. Chế độ ăn giàu protein và các khoáng chất cần thiết: canxi, magie, kẽm.

Ngoài ra nên bổ sung vitamin D và vitamin K2. Vitamin D sẽ giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu. Sau đó vitamin K2 sẽ kích hoạt Osteocalcin để gắn canxi từ máu vào xương.

Một chế độ ăn đủ dinh dưỡng có thể giúp hấp thu tối đa canxi vào xương. Từ đó giúp tăng cường quá trình tạo xương, giúp xương chắc khỏe.

Canxi được cung cấp qua các thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, thủy hải sản hoặc rau lá xanh. Với những người kém hấp thu có thể bổ sung canxi dược phẩm.

Xương cần cung cấp đủ canxi, vitamin, protein để khỏe mạnh

Duy trì chế độ vận động, thể dục thể thao

Thường xuyên luyện tập khoảng 30 phút/ngày.

Người trẻ làm việc có thể tập các bài tập thể dục cho cổ, vai, chân tay vào buổi sáng hoặc giữa giờ để thư giãn.

Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn để giảm mất xương, nâng cao sức khỏe xương.

Một số bài tập phù hợp bao gồm: bơi lội, tập dưỡng sinh, yoga, aerobic…

tập thể dục là vô cùng quan trọng để phòng ngừa loãng xương ở người trẻ tuổi

Tắm nắng đúng cách để phòng ngừa bệnh loãng xương ở người trẻ

Việc bảo vệ da quá kĩ làm da không thể tổng hợp vitamin D và là một trong những nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi.

Tắm nắng đúng cách là mỗi ngày phơi nắng từ 10-15 phút trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Khi ánh nắng chiếu trực tiếp trên đỉnh đầu cơ thể sẽ hấp thụ canxi dễ dàng hơn.

tắm nắng đúng cách, đúng thời điểm từ 9 giờ sáng tới 3 giờ chiều

Tuy nhiên việc tắm nắng thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp bệnh về da. Vì vậy có thể cân nhắc bổ sung vitamin D từ Dimao vitamin D3 dạng xịt.

Xây dựng lối sống khoa học

Thực hiện chế độ sống lành mạnh, khoa học:

  • Tránh bỏ bữa, ăn uống không điều độ, không thường xuyên ăn đồ ăn nhanh.
  • Tránh thức khuya nhiều
  • Tránh sử dụng chất kích thích: rượu bia, cà phê, thuốc lá
  • Hạn chế tự ý sử dụng thuốc (đặc biệt là các thuốc làm mất xương như corticoid) nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Duy trì lối sống lành mạnh để có hệ xương chắc khỏe

Như vậy, phòng ngừa bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi là hết sức cần thiết và quan trọng. Nếu bạn có các triệu chứng của loãng xương có thể đi thăm khám và kiểm tra để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp.

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836