Vitamin D được gọi là vitamin “ánh nắng mặt trời” vì cơ thể có thể tự tổng hợp khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài việc có nhiều lợi ích cho sức khỏe xương, não, tim mạch, miễn dịch, trao đổi chất và hô hấp, vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng cho thai kỳ khỏe mạnh. Hầu hết các bác sĩ lâm sàng khuyên các mẹ bầu nên bổ sung vitamin D trong thai kỳ.
Vitamin D và những lợi ích khi mang thai
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D có thể giúp giảm các biến chứng nhất định trong thai kỳ như huyết áp, cân bằng đường huyết và mổ lấy thai, sinh non, nhẹ cân, chiều dài khi sinh…
Mặc dù vậy, nhưng theo uớc tính có tới khoảng 33% phụ nữ mang thai ở Mỹ bị thiếu vitamin D, thậm chí tỷ lệ này còn có thể cao hơn.
Lợi ích trước khi sinh của vitamin D đối với bà mẹ
Vitamin D và tiền sản giật
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sản phụ tử vong. Nó chiếm khoảng 3-6% các trường hợp mang thai, bao gồm cả ở giai đoạn sau khi sinh. Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng này.
Vitamin D và bệnh tiểu đường thai kỳ
14% các trường hợp mang thai ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi các biến chứng về đường huyết và ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thiếu hụt vitamin D có thể là một phần nguyên nhân. Sự thiếu hụt vitamin D có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng lượng đường trong máu khi mang thai. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc lượng đường trong máu sẽ dễ cân bằng hơn khi có đủ lượng vitamin D. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy những phụ nữ mang thai bổ sung 50.000 IU vitamin D3 cứ 3 tuần một lần (khoảng 2400 IU/ngày) có thể cải thiện đáng kể sự trao đổi chất, bao gồm cả mức đường huyết lúc đói và mức insulin.
Vitamin D và trường hợp mổ lấy thai
Gần 32% ca sinh ở Mỹ được sinh ra bằng phương pháp này. Chúng dễ có biến chứng kèm theo huyết áp và mất cân bằng đường huyết. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai có lượng vitamin D trong máu thiếu hụt có nguy cơ phải mổ lấy thai gần gấp đôi so với những phụ nữ mang thai có lượng vitamin D cao hơn. Các nhà nghiên cứu khác cũng thử nghiệm và cho biết khả năng này xảy ra cao hơn gấp bốn lần.
Lợi ích trước khi sinh của vitamin D đối với trẻ sơ sinh
Vitamin D và sinh non
Sinh non được coi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh, và ước tính có khoảng 9,6% trẻ sinh ra ở Hoa Kỳ bị thiếu vitamin D có liên quan đến biến chứng thai kỳ. Các nhà nghiên cứu cho biết nếu trẻ sơ sinh được cung cấp đủ lượng vitamin D có thể làm giảm khả năng sinh non tới 40%. Điều quan trọng cần lưu ý là bổ sung vitamin D và canxi trong thai kỳ đầy đủ.
Vitamin D và chiều dài khi mới sinh
Trẻ sơ sinh bị nhẹ cân, chiều dài khi sinh và vòng đầu khi sinh đều có liên quan tới các biến chứng thai kỳ và tình trạng vitamin D của cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu trẻ có lượng vitamin D cao thì cân nặng sơ sinh của trẻ sẽ cao hơn và chu vi vòng đầu sẽ lớn hơn. Ngược lại, nếu thiếu hụt vitamin D có thể khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân, chu vi vòng đầu nhỏ hơn và giảm chiều dài khi sinh.
Lợi ích của vitamin D khi mang thai
Tình trạng vitamin D của người mẹ trong thời kỳ mang thai có những ảnh hưởng rõ ràng đến thai nhi cũng như trẻ sơ sinh, và thậm chí đến sức khỏe của đứa trẻ sau này. Đây là lý do tại sao việc bổ sung khi mang thai là rất quan trọng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ rõ ràng giữa vitamin D và sức khỏe của xương, đường hô hấp và đường huyết
Nếu không đủ lượng vitamin D trong thời kỳ mang thai thì trẻ sơ sinh có thể bị giảm khối lượng xương kéo dài ít nhất 9 năm sau khi sinh. Ngoài ra, hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh đến 3 tuổi cũng liên quan đến lượng vitamin D của mẹ trong thai kỳ.
Theo nghiên cứu trên một nhóm gần 30.000 phụ nữ mang thai. Kết quả cho thấy, trẻ sinh ra từ phụ nữ có mức vitamin D trước khi sinh <54 nmol/L (21,6 ng/mL) có nguy cơ bị mất cân bằng đường huyết cao gấp đôi so với trẻ sinh ra từ phụ nữ có bổ sung vitamin D trước khi sinh.
Nên bổ sung bao nhiêu vitamin D trong thai kỳ?
Theo hướng dẫn của Hiệp hội Nội tiết, sẽ khó để tổng hợp đủ vitamin D cho cơ thể nếu chỉ qua ánh nắng mặt trời. Vì vậy, cần bổ sung thêm qua thực phẩm và các sản phẩm bổ sung.
Các yếu tố gây thiếu hụt vitamin D
Trước đây, mọi người thường phơi nắng để tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên do các nguy cơ bị ung thư da, môi trường ô nhiễm nên việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể hạn chế sản xuất vitamin D. Các yếu tố dẫn đến thiếu vitamin D trong thai kỳ chủ yếu là do không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thiếu vitamin D trong chế độ ăn uống hoặc các yếu tố di truyền làm hạn chế lượng vitamin D cơ thể sản xuất.
Một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D bao gồm hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do môi trường làm việc trong nhà, sử dụng kem chống nắng, lựa chọn chế độ ăn uống, bổ sung không đủ vitamin D3, vị trí địa lý, thời gian trong năm, sắc tố da sẫm hơn.
Lượng vitamin D được khuyến nghị
Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bổ sung đủ vitamin D trong thai kỳ là rất quan trọng, và nhiều phụ nữ mang thai nên bổ sung nhiều hơn tùy thuộc vào nguy cơ thiếu hụt vitamin D của họ. Dưới đây là một số khuyến nghị về lượng vitamin D trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
* Dành cho phụ nữ từ 19-50 tuổi; ** Đối với giai đoạn cho con bú, 4000-6000 IU / ngày là lượng cần thiết của người mẹ nếu trẻ sơ sinh không nhận được 400 IU / ngày.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng ngay cả khi phụ nữ mang thai đang bổ sung 600 IU/ ngày vitamin D3 như một phần của chế độ bổ sung trước khi sinh, cộng với việc uống hai ly sữa, 76% bà mẹ và 81% trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ bị thiếu vitamin D, với mức độ ít hơn hơn 20ng/mL.
Một nghiên cứu khác cho thấy khi so sánh liều 400, 2000 và 4000IU/ngày từ khi mang thai sớm (12-16 tuần) đến khi sinh nở, 4000 IU là hiệu quả nhất để tăng nồng độ vitamin D trong máu một cách an toàn mà không có tác dụng phụ.
Có thể nói, tác động của vitamin D trong thời kỳ mang thai ngày càng tăng và bằng chứng về lợi ích của nó là rất rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy rằng lượng vitamin D đủ có thể giúp hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh. Việc bổ sung vitamin D3 là rất quan trọng đối với hầu hết phụ nữ mang thai. Việc bổ sung vitamin D cho mẹ bầu nên được tiến hành ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai, và tiếp tục duy trì suốt trong các tháng của thai kỳ để phòng chống bệnh còi xương, mềm xương và nhẹ cân cho thai nhi đồng thời giúp thai nhi phát triển tốt nhất cả về thể lực và trí tuệ.
Nguồn tham khảo: https://www.nordic.com/healthy-science/the-importance-of-vitamin-d-during-pregnancy