Bệnh loãng xương diễn biến thầm lặng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe. Các biến chứng của bệnh loãng xương gồm gãy xương, tàn tật vĩnh viễn và tăng tỷ lệ tử vong. Hiện nay, tình trạng già hóa dân số và số người cao tuổi đang liên tục sự gia tăng trong cộng đồng. Bệnh loãng xương đang dần trở thành vấn nạn y tế công cộng trong thế kỷ 21.

Loãng xương là gì?

Trong cơ thể chúng ta, quá trình hủy xương cũ và tạo xương mới hoạt động không ngừng. Loãng xương là khi quá trình hủy xương xảy ra với tốc độ nhanh hơn tạo xương. Người mắc bệnh loãng xương sẽ có hệ xương suy yếu và tăng nguy cơ gãy xương.

Bệnh loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương

Gãy xương là biến chứng của bệnh loãng xương

Trên thế giới có khoảng 8,9 triệu người bị gãy xương mỗi năm và cứ mỗi 3 giây lại có 1 người bị loãng xương. Gãy xương là biến chứng thường gặp nhất của bệnh loãng xương. Gãy xương ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 80% bệnh nhân không thể tự đi bộ lên cầu thang sau khi té ngã. 50% bệnh nhân phụ thuộc vận động và không thể tự di chuyển. Loãng xương còn làm tăng nguy cơ tử vong. 30% bệnh nhân gãy xương hông tử vong trong vòng 1 năm.

tỷ lệ gãy xương trên thế giới

Nghiên cứu của ThS.BS Hồ Phạm Thục Lan ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cứ 10 phụ nữ mãn kinh hoặc nam trên 50 tuổi thì có 2-3 người có dấu hiệu gãy xương đốt sống; ở người trên 70 tuổi, tỷ lệ gãy xương đốt sống lên tới 40%.

Biến chứng của bệnh loãng xương

Loãng xương làm giảm khả năng chịu đau, giảm vận động. Đau có thể trở thành đau mạn tính và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nặng nề hơn, gãy xương do loãng xương có thể làm mất khả năng vận độngtăng nguy cơ tử vong.

Gãy xương cũng là nguyên nhân của một số rối loạn tâm thần như trầm cảm, thay đổi cách sống.

Một trong những biến chứng của loãng xương là gãy cổ xương đùi. Biến chứng này nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tỷ lệ tử vong sau trong vòng 1 năm sau gãy cổ xương đùi là 10-20%. Tỷ lệ tử vong này  tương đương với tử vong do ung thư vú ở phụ nữ.

Loãng xương gây gãy xương đốt sống một cách thầm lặng mà người bệnh không hề hay biết. Gãy đốt sống ngực làm hạn chế sự dãn nở của lồng ngực, gây khó thở. Gãy đốt sống lưng không chỉ làm giảm chiều cao, gù lưng mà còn thu hẹp khoang bụng, gây bụng phệ kèm rối loạn tiêu hóa như táo bón, chướng bụng, đau bụng, chậm tiêu, chán ăn.

Phòng ngừa loãng xương và gãy xương

Điều đáng lo ngại nhất là đa số người dân vẫn chưa ý thức rõ về căn bệnh này và những hệ lụy nghiêm trọng của nó nên chưa có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Phòng ngừa loãng xương cần thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng:

  • Cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D3 và vitamin K2 theo nhu cầu của từng độ tuổi.
  • Duy trì tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
  • Phòng ngừa té ngã.
  • Hạn chế thuốc lá, rượu bia, cà phê và trà do làm giảm hấp thu canxi.

Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây là hữu ích với bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý khách vui lòng gọi HOTLINE: 1900 58 88 36

Trân trọng.

Hotline 1900.588836