Nếu biết nắm bắt các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ có được chiều cao vượt trội một cách tự nhiên.
Tổ chức Y tế WHO nhấn mạnh 1.000 ngày đầu đời (từ khi trẻ được mang thai đến 24 tháng tuổi) là giai đoạn vàng phát triển mạnh cả về chiều cao và thể chất. Trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên, 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo, nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đầy đủ. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.
1.Các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ
1.1 Giai đoạn thai nhi
Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành và phát triển nhanh chóng. Thời điểm này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi để xương phát triển chiều cao.
Do đó, trong thai kỳ, đặc biệt sau tháng thứ 4, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết của cơ thể cũng như giúp trẻ đạt chiều cao tối đa khi chào đời, tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.
Mẹ bầu nếu có chế độ ăn uống cân bằng, tinh thần tốt, nghỉ ngơi hợp lý, cân nặng tăng 10-12 kg theo khuyến cáo của Bộ Y tế, em bé sinh ra có thể đạt chiều cao chuẩn > 50 cm.
1.2 Giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi
Đây là giai đoạn tốc độ phát triển của trẻ nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Trong vòng 4-5 tháng đầu, trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng của trẻ sơ sinh và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất.
Đến khi bé tròn 1 tuổi thì chiều dài nằm (tức chiều cao của trẻ) đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài của trẻ khi sinh.
1.3 Giai đoạn từ 1-5 tuổi
Từ 1-5 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển thể lực và trí lực quan trọng và có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tại các nước phát triển, trong đó có Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao nhất là từ 12-24 tháng tuổi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở mức cao cho tới 60 tháng (5 tuổi).
Trẻ dưới 2 tuổi cũng là giai đoạn chuyển tiếp về nuôi dưỡng (ăn dặm, cai sữa và chuyển sang ăn bữa ăn cùng gia đình). Đây cũng là giai đoạn, trẻ dễ bị bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm đường hô hấp và tiêu chảy.
Vì thế, mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong 2-3 năm đầu của cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến thể lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ trong giai đoạn sau.
Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng chiều cao không quá nhanh khoảng 5,5 cm mỗi năm, mật độ xương tăng khoảng 1% ở cả bé trai và bé gái… Mẹ chú trọng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé, hỗ trợ cho sự phát triển của xương, tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì.
1.4 Giai đoạn tuổi dậy thì
Giai đoạn này đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc cả về cơ bắp, khung xương. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng và đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi trẻ có thể tăng khoảng 8-10cm/năm và mức tăng sẽ giảm dần sau đó.
Từ năm 10 tuổi, cứ mỗi năm bé gái tăng 6cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 9cm một năm ở độ tuổi 12. Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần ở khoảng 15 tuổi ở nữ giới. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở tuổi trưởng thành. Cả kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến khi qua giai đoạn vị thành niên.
Đỉnh tốc độ tăng trưởng ở nam là 12 tuổi (5cm/năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (10cm/năm). Trong giai đoạn này cơ thể có nhiều tiềm năng để mẹ có thể khắc phục các tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước.
Sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng:
- Hormone tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1)
- Steroid sinh dục và các receptor của hormone
- Khẩu phần ăn, tập luyện thể thao
2. Một số lưu ý trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ
Nắm được các giai đoạn vàng thôi không chưa đủ để trẻ có được chiều cao vượt trội. Mẹ cần tập trung tổng lực kết hợp các yếu tố sau.
2.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ
Dinh dưỡng chiếm tới 32% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Do đó, mẹ cần chú ý xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất các chất: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất để trẻ có thể bật chiều cao một cách tối ưu nhất.
2.2 Rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ sớm và đủ giấc
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của cơ thể trong đó có tăng trưởng chiều cao. Hormone tăng trưởng GH tiết ra nhiều nhất là khi trẻ ngủ sâu giấc vào ban đêm.
Thời gian hormone này tiết ra nhiều nhất là từ 22h – 1h đêm. Mẹ cần tập cho bé thói quen ngủ sớm trước 22h đêm và tạo cảm giác thoải mái nhất cho bé có một giấc ngủ sâu kích thích hormone tăng trưởng tốt hơn. Từ đó, chiều cao của trẻ cũng phát triển tốt hơn.
2.3 Cho trẻ tham gia luyện tập thể dục, thể thao thích hợp
Tập luyện thể dục thể thao tác động rất lớn đến sự phát triển não bộ, đặc biệt là điều hòa hệ nội tiết. Cụ thể là ở tuyến yên, tuyến giáp nhờ đó tiết ra các kích thích yếu tố tăng trưởng GH giúp tận dụng hết tiềm năng di truyền, đồng thời kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng chiều dài của xương, tăng chiều cao tối ưu.
Tùy theo khả năng và sở thích mà cha mẹ có thể cho trẻ tham gia một số môn thể thao như: Đạp xe, nhảy dây, bơi lội…
2.4. Bổ sung canxi, vitamin K2 và vitamin D3 cho trẻ
Canxi, vitamin K2 và vitamin D3 là 3 vi chất quan trọng giúp hình thành, phát triển hệ xương và chiều cao của trẻ. Mẹ cần chú trọng bổ sung các vi chất này trong giai đoạn vàng phát triển này giúp trẻ có hệ xương chắc khỏe và chiều cao tối ưu nhất.
Khoảng 99% canxi trong cơ thể nằm trong xương và răng. Nguồn canxi bổ sung từ thực phẩm là tốt nhất. Các thực phẩm như: sữa, các chế phẩm từ sữa, phô mai, sữa chua đều có hàm lượng canxi cao, dễ hấp thu.
Vitamin D3 giúp cơ thể hấp thu tối đa canxi tại ruột. Nhưng vitamin K2 lại trực tiếp đưa canxi vào xương. Vitamin D có thể được tổng hợp một phần qua da khi cơ thể được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì việc bổ sung vitamin D3 qua tắm nắng cũng không thực sự hiệu quả và dễ gây ung thư da.
Theo các nhà khoa học, vitamin D3 và vitamin K2 không thể bổ sung đủ qua thực phẩm. Để bổ sung đủ lượng vitamin K2 và D3 cho bé phát triển chiều cao, mẹ có thể cho bé sử dụng bộ đôi Dimao vitamin D3 400 IU và Keovon vitamin K2 – MK7.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.