Ban đêm là thời điểm hoóc – môn tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất, nếu trẻ hay quấy khóc, giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ có nguy cơ chậm phát triển chiều cao.
Khoa học đã chứng minh, giấc ngủ với trẻ quan trọng không kém gì yếu tố dinh dưỡng. Trẻ tăng trưởng mạnh cả trong giấc ngủ sâu, đặc biệt là ban đêm. Trẻ em ngủ đủ giấc sẽ có lợi cho sự phát triển trí tuệ, tinh thần và chiều cao.
Hoóc-môn tăng trưởng GH do tuyến yên – một tuyến nội tiết trong não – tiết ra sẽ đạt đỉnh vào khoảng thời gian từ 22h đến 3h sáng. Tác dụng chủ yếu của hoóc-môn tăng trưởng chính là thúc đẩy quá trình tổng hợp protein.
Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ hàm lượng protein, quá trình phát triển xương, sụn khớp và sụn đầu xương sẽ được hỗ trợ. Cơ thể thiếu hàm lượng hoóc-môn tăng trưởng sẽ dẫn đến sự ức chế thần kinh.
Chính vì vậy, nếu trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình, tỉnh giấc quấy khóc vào buổi đêm sẽ khiến cơ thể giảm tiết hoóc-môn tăng trưởng, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao cũng như trí tuệ.
Vì sao trẻ hay quấy khóc về đêm?
Trẻ bị kích động bởi các yếu tố xung quanh: Với trẻ sơ sinh từ 15 ngày tuổi, sự tác động của cường độ ánh sáng, âm thanh bắt đầu ảnh hưởng đến não của trẻ và phản xạ có điều kiện được thành lập. Trẻ sẽ bị giật mình khi có âm thanh lớn, chói mắt khi cường độ ánh sáng quá mạnh hoặc quấy khóc, tỉnh giấc nhiều về đêm nếu ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Bên cạnh đó, giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi như nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, không gian ngủ quá bí… khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.
Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa: Các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau quặn bụng có thể khiến bé khóc rất nhiều, đặc biệt vào ban đêm và không có cách nào để dỗ dành được. Nếu bé thường xuyên cáu kỉnh và khóc ngay sau khi được cho ăn, có thể bé đang khó chịu đường tiêu hóa.
Đối với trường hợp này, mẹ cần lưu ý không nên cho con ăn quá no và nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trẻ không khỏe trong người: Mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của bé xem có bị sốt không, bé có khò khè mắc đờm trong đường thở không và lắng nghe tiếng khóc của con để nhận biết xem con có đang mắc bệnh gì hay không, chẳng hạn như đau bụng, đau đầu, côn trùng cắn,… thường khi bị đau, con sẽ khóc thét lên.
Trẻ bị đói: Với trẻ nhỏ chưa biết nói, khóc là cách thể hiện vấn đề bé đang gặp phải, trong đó có tình trạng đói bụng. Lưu ý rằng khi cho trẻ ăn, mẹ nên nhớ trẻ sẽ nín khóc từ từ khi dần no mà không ngưng khóc ngay lập tức. Ngược lại, nếu bé từ chối bú khi khóc, mẹ nên nghĩ tới một nguyên nhân khác.
Trẻ bị ướt, khó chịu do bỉm: Nếu bé tè nhiều vào buổi tối sẽ khiến bỉm bị ướt và khó chịu. Vì thế, khi con khóc mẹ hãy nghĩ ngay tới bỉm và thay bỉm xem tình trạng có cải thiện hay khóc nhé.
Trẻ bị thiếu vitamin D: Trẻ thiếu vitamin D thường có biểu hiện hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc hay giật mình do thần kinh bị kích thích. Việc ra nhiều mồ hôi trộm lúc đang ngủ cũng khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.
Cách cải thiện tình trạng khóc đêm ở trẻ
Để hạn chế tình tình trạng khóc đêm, mẹ nên chú ý để điều chỉnh “đồng hồ sinh học” của con mình. Không nên cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày. Người lớn không nên nói to, tránh bật các thiết bị điện tử với âm thanh quá lớn khiến trẻ giật mình.
Trước khi cho trẻ ngủ, bố mẹ cần sắp xếp không gian sạch sẽ, thoáng mát, chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp và nên cho con ăn uống đủ no trước khi ngủ khoảng 1 tiếng để bé không thức giấc vì đói.
Mẹ cũng cần kiểm tra tã quấn có khiến trẻ cảm thấy khó chịu hay bị dị ứng.
Với các trẻ có biểu hiện thiếu vitamin D, người thân cần bổ sung cho trẻ bằng nhiều biện pháp như tắm nắng, bổ sung qua thực phẩm, dược phẩm (vitamin D3 được bào chế như vitamin D3 Dimao)… để khắc phụ tình trạng quấy khóc đêm, giúp con có giấc ngủ ngon và phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D nặng có thể ảnh hưởng đến xương, răng, khả năng vận động, dáng đi và chiều cao.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.