Đau xương tăng trưởng không chỉ làm trẻ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cơ thể, đáng chú ý là chiều cao.
Đau xương tăng trưởng là triệu chứng đau cơ xương khớp tương đối phổ biến ở thời thơ ấu, thường gặp ở trẻ em từ sau 3 tuổi đến dậy thì. Có khoảng 40% trẻ em từ 4-6 tuổi và 8-12 tuổi thường bị đau nhức xương tăng trưởng – giai đoạn tiền đề cho sự phát triển chiều cao.
Những cơn đau xảy ra nhiều ở các cơ, khớp, mặt trước của đùi, đau trong bắp chân, sau gối… không bị sưng hay tổn thương bên ngoài, thường xuất hiện vào cuối buổi chiều, trở nên dữ dội hơn vào ban đêm và hết dần vào buổi sáng. Sở dĩ trẻ đau nhiều vào ban đêm vì đây là thời điểm xương phát triển mạnh nhất.
Đau xương tăng trưởng thường gặp từ trẻ 3 tuổi đến dậy thì
Các cơn đau kéo này kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ và đủ nghiêm trọng để đánh thức trẻ khỏi giấc ngủ say của mình. Tần suất xuất hiện thường từ 1-2 lần/tuần nhưng cũng có thể thường xuyên hơn hoặc ít hơn.
Những cơn đau có thể khiến trẻ khó chịu, kêu khóc, ảnh hưởng đến giấc ngủ của chính bản thân trẻ và bố mẹ, đến sự phát triển hệ xương và chiều cao nếu không khắc phục kịp thời và đúng cách.
Vì sao trẻ bị đau xương tăng trưởng?
Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp triệu chứng đau xương tăng trưởng, trong đó các nguyên nhân thường gặp là:
– Khi trẻ lớn quá nhanh, xương phát triển vượt bậc hơn so với hệ cơ và da, xương dài ra nhưng các sợi dây cơ chạy dọc theo ống xương không dài bằng, bị kéo căng ra gây tình trạng đau cơ.
Xương phát triển nhanh hơn so với hệ cơ và da gây ra tình trạng đau cơ
– Trẻ bị thiếu canxi, vitamin D3, vitamin K2, các vi chất đóng vai trò xây dựng khung xương chắc chắn, khỏe mạnh. Khi thiếu một trong số các chất này sẽ gây rối loạn co cơ dẫn đến đau cơ khớp, trẻ dễ bị đau nhức cánh tay, cẳng chân, ngủ bứt rứt không yên.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 120 trẻ em bị đau xương tăng trưởng ở độ tuổi 4 – 12 tại bệnh viện Đại học Bezmialem Vakif ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, có đến 86,6% các trẻ trong nghiên cứu bị thiếu vitamin D. Sau 3 tháng được bổ sung vitamin D, nồng độ vitamin D trong huyết thanh tăng lên đáng kể và tình trạng đau nhức giảm đáng kể.
Mức độ đau giảm đáng kể sau 3 tháng bổ sung vitamin D ở nhóm trẻ trong nghiên cứu ở Istanbul
– Ở những trẻ thừa cân, béo phì, trọng lượng cơ thể gia tăng áp lực tác động lên khung xương còn non yếu sẽ khiến trẻ bị mỏi xương khớp gối, vùng thắt lưng…
Làm gì khi trẻ bị đau xương tăng trưởng?
Đau xương tăng trưởng thường khiến trẻ nhạy cảm hơn, dễ cáu gắt, khó chịu khi cơn đau diễn ra, thậm chí nhiều trẻ còn kêu khóc do quá bứt rứt. Trong trường hợp này, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ, ôm ấp, vỗ về để xoa dịu tinh thần của con, đồng thời thực hiện một số biện pháp hữu ích như:
Khuyến khích trẻ tắm trong nước ấm, đặc biệt là trước khi ngủ có thể giúp giảm đau nhức cơ xương, lưu thông khí huyết trong cơ thể và dễ đi vào giấc ngủ.
Massage nhẹ nhàng khu vực bị ảnh hưởng bởi cơn đau, kết hợp chườm ấm bằng cách sử dụng một miếng vải thấm nước ấm hoặc chai nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Hãy động viên trẻ và tìm cách giảm tình trạng đau nhức cho con
Khuyến khích trẻ tập các bài tập kéo dài cơ thể hàng ngày để có thể là giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng đau tăng trưởng.
Hạn chế cho trẻ vận động quá sức khiến các bắp cơ bị kéo căng gây đau khi trẻ ở trạng thái nghỉ. Đồng thời, nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động thể dục thể thao khác nhau để phát huy sự tăng trưởng tất cả các nhóm cơ xương.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý: Thực đơn giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của xương như protein, canxi, vitamin D3, K2,… rất cần thiết đối với sự tăng trưởng nhanh chóng của trẻ.
Trong đó, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho. Vi chất này giúp tăng khả năng hấp thụ canxi tại ruột và làm tăng quá trình lắng đọng canxi vào xương, là điều kiện thiết yếu trong quá trình khoáng hóa xương, tăng trưởng xương và đảm bảo sự khỏe mạnh của hệ xương.
Tình trạng đủ vitamin D đối với trẻ được cho là có khả năng chống lại các rối loạn cơ xương và nhiều loại bệnh khác. Để nhận được vitamin D, bố mẹ có thể cho con tắm nắng đúng cách (từ sau 9h sáng đến trước 4h chiều) trong điều kiện thời tiết phù hợp, sử dụng một số thực phẩm có vitamin D3 như cá béo, lòng đỏ trứng, sữa… hoặc các sản phẩm bào chế dạng xịt chuẩn liều hoặc nhỏ giọt.
(Theo Eva.vn)