Loãng xương là bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Đây là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị nếu được quan tâm chăm sóc từ sớm.

Loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý mà đặc điểm chính là giảm mật độ xương và thoái hóa cấu trúc xương dẫn tới xương bị yếu, giòn và dễ gãy dù chỉ bị ngã hoặc va quệt nhẹ.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Nguyên nhân chính của loãng xương là mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương. Sự mất cân bằng này thường gặp ở những đối tượng sau:

  • Phụ nữ sau mãn kinh.
  • Người cao tuổi ở cả nam giới và nữ giới.
  • Người mắc các bệnh mạn tính: viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường… và sử dụng dài ngày các thuốc đặc biệt là corticosteroid…
    Đối tượng có nguy cơ cao thường là người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.

    Người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh thường là đối tượng nguy cơ

Tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở mức báo động

Hiện nay ở nước ta ước tính có khoảng 3,2 triệu người trong đó có hơn 2,4 triệu phụ nữ mắc bệnh loãng xương. Con số này đang có xu hướng gia tăng ngày càng trẻ hóa.

Dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương, trong đó 70-80% là nữ giới.

Khảo sát tỷ lệ thiếu xương và loãng xương của các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang từ tháng 4-6 năm 2008

Nhóm tuổi

Số bệnh nhân Bình thường Thiếu xương Loãng xương

<40

16 10 (62,5 %) 5 (37,5%) 0 (0%)

40-49

40 22 (55%) 17 (42,5%)

1 (2,5%)

50-59

70 18 (25,7%) 29 (41,4%)

23 (32,9%)

>60

77 2 (2,6%) 15 (19,5%)

60 (77,9%)

  203 52 (24,6%) 67 (34,5%)

84 (41,4%)

Dấu hiệu nhận biết loãng xương

Bệnh loãng xương diễn ra âm thầm và chỉ thể hiện triệu chứng khi đã có biến chứng. Biến chứng của loãng xương là gãy xương, thường ở cột sống, cổ xương đùi và cẳng tay.

  • Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là đau nhức đầu xương. Bệnh nhân có cảm giác mỏi dọc các xương đùi, cẳng chân/tay hoặc đau nhức như bị kim chích toàn thân.
  • Người bệnh có thể cảm thấy đau lưng, giảm chiều cao, đi khom và gù lưng.
  • Bệnh nhân đau âm ỉ cột sống, thắt lưng, xương chậu, đầu gối và đau tăng lên khi vận động, đi lại.
  • Những cơn đau nặng hơn khi vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế. Do đó, bệnh nhân thường khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
  • Đối với những người trung niên thường mắc kèm các bệnh mạn tính như thoái hóa khớp, cao huyết áp…
Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương thường là đau nhức đầu xương, đau cột sống, thắt lưng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương

Những biến chứng nặng nề của loãng xương

Loãng xương làm giảm khả năng chịu đau, giảm vận động và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các biến chứng thường gặp là gãy xương như gãy cổ xương đùi, gãy đốt sống ngực hoặc đốt sống lưng. Gãy đốt sống ngực gây khó thở. Gãy đốt sống lưng làm giảm chiều cao, gù lưng, thu hẹp khoang bụng, táo bón, chướng bụng, đau bụng, chậm tiêu, chán ăn.

Bệnh nhân có thể gãy xương dù chỉ khi va chạm hoặc ngã nhẹ.

Gãy xương do loãng xương ở người già

Điều trị loãng xương bằng thuốc gì?

Các thuốc điều trị loãng xương bao gồm:

Thuốc ức chế hủy xương

Thuốc tác dụng kép vừa tăng tạo xương vừa ức chế hủy xương.

Liệu pháp dùng các thuốc giống hormon để điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

Tuy nhiên các thuốc này gây nhiều tác dụng phụ như: đau bụng, kích ứng đường tiêu hóa, viêm thực quản, dạ dày…

Ngoài ra cần chú trọng bổ sung đủ canxi và vitamin D để duy trì mật độ xương, giúp xương không bị yếu đi.

Phòng ngừa bệnh loãng xương như thế nào?

Một chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D và vitamin K2 là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa và điều trị loãng xương.

Bổ sung canxi mỗi ngày:

  • Từ 10 tuổi, nhu cầu canxi bắt đầu tăng cao khoảng 1000-1500mg mỗi ngày và có thể cao hơn ở những đối tượng đặc biệt.
  • Nguồn canxi có thể được cung cấp từ thực phẩm bao gồm sữa, chế phẩm từ sữa hoặc các thực phẩm giàu canxi như thủy hải sản, các loại hạt, đậu, rau lá xanh. Ở những người có nhu cầu cao hơn thì cần bổ sung qua thực phẩm chức năng.

Bổ sung vitamin D3:

  • Vitamin D3 giúp tăng hấp thu canxi từ dinh dưỡng vào máu. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, chúng ta cần khoảng 600-800 IU vitamin D mỗi ngày tùy độ tuổi và tình trạng cơ thể.
  • Vitamin D3 có thể được tổng hợp từ da dưới loãng xươtia UVB của ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10h sáng đến 3h chiều. Tuy nhiên, tắm nắng ở thời điểm này tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư da và các bệnh về da khác. Do đó nên bổ sung vitamin D từ thức ăn và thực phẩm bổ sung.

Bổ sung vitamin K2:

  • Những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy vai trò của vitamin K2 trong “dẫn dường” canxi từ máu vào xương và răng. Vitamin K2 làm tăng mật độ xương, tăng sức mạnh cho xương và phòng ngừa loãng xương.
  • Trong chế độ ăn hàng ngày của người Việt có rất ít vitamin K2 và không đủ cho nhu cầu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung vitamin K2 từ thực phẩm bổ sung.
    Chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương bao gồm canxi, vitamin D và vitamin K2.

    Chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa và điều trị loãng xương

Ngoài ra cần thay đổi chế độ sinh hoạt, vận động để tăng cường dẻo dai và giảm nguy cơ gãy xương do té ngã:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho xương. Tuy nhiên cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh có thể dẫn đến gãy xương.
  • Không hút thuốc, hạn chế uống rượu quá nhiều do có thể làm giảm khả năng hình thành xương.
  • Giảm thiểu các nguy cơ té ngã.

Hi vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp trên đây đã cho các bạn một cái nhìn tổng quan về bệnh loãng xương. Phòng ngừa và điều trị loãng xương nên được bắt đầu ngay từ khi còn trẻ với chế độ bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D và vitamin K2.

Bộ sản phẩm để dự phòng và điều trị loãng xương bao gồm: canxi Lovecare, Dimao vitamin D3Keovon vitamin K2.

Bộ sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương bao gồm: canxi Lovecare, Dimao vitamin D3 và Keovon vitamin K2.

Bộ sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương

Canxi Lovecare dạng viên uống được nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ và được FDA cấp phép lưu hành. Dimao Vitamin D3 400IU và Keovon Vitamin K2 (MK7) là sản phẩm dạng xịt được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu.

Phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi cần bổ sung Canxi Lovecare để đáp ứng nhu cầu canxi cao từ cơ thể. Dimao giúp cơ thể hấp thu tốt canxi từ dinh dưỡng vào máu. Keovon tăng cường gắn canxi vào xương, tăng cường mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.

Bộ ba Canxi Lovecare – Dimao – Keovon giúp hỗ trợ phòng ngừa và làm giảm tình trạng loãng xương hiệu quả theo phác đồ chuẩn quốc tế.

Hotline: 1900 58 88 36

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam.

XNQC số 01509/2018/ATTP -XNQC, Bộ Y tế cấp ngày 13/12/2018.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836