Hiểu đúng về Khóc dạ đề hay bệnh lý Quấy khóc đêm ở trẻ

Trên 65% trẻ mới sinh mắc bệnh lý Quấy khóc đêm hay dân gian gọi là Khóc dạ đề. Các bà, các mẹ vẫn truyền miệng nhau rằng “Trẻ khóc dạ đề là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa, đứa nào chả khóc dạ đề? Hết cữ chúng nó sẽ tự khỏi”. Quan niệm dân gian là vậy, nhưng liệu quan niệm đó có đúng về mặt khoa học? Trên thực tế, gần 50% trẻ dưới 2 tuổi vẫn Quấy khóc đêm liên tục (tức là đã qua cữ) thì không thể coi là chuyện bình thường nữa rồi.

Tại sao trẻ lại Quấy khóc đêm?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân trẻ Quấy khóc đêm, hãy cùng nhìn lại cách chăm sóc trẻ của các mẹ Việt nhé.

Trong cữ (3 tháng 10 ngày), quấn con thật kỹ, tránh nắng – gió (cả mẹ lẫn con), “giam” bé trong 4 bức tường như cất báu vật trong két. Nhiều mẹ duy trì việc hạn chế ra gió cho tới khi bé 6 – 7 tháng tuổi.

Lớn hơn chút thì đã được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nhưng sợ con gặp gió ốm nên hạn chế, chỉ cho con tắm nắng vào sáng sớm (trước 9h sáng) vì sợ tắm nắng muộn thì nắng có “độc”.

Dinh dưỡng dưới 6 tháng của bé chủ yếu từ sữa mẹ, trong khi mẹ phải theo chế độ kiêng khem ngặt nghèo của bà nội, bà ngoại nên cũng cóc đủ dinh dưỡng cho mẹ chứ đừng nói cho bé.

90% Trẻ quấy khóc đêm liên tục do thiếu Vitamin D.

Những trẻ quấy khóc đêm, ngủ không ngon giấc, khó ngủ, ngủ hay giật mình là do tế bào thần kinh thường xuyên ở trạng thái bị kích thích. Trẻ muốn ngủ được, ngủ ngon thì tế bào thần kinh cần phải ở trạng thái thư giãn. Để tế bào thần kinh thư giãn thì cơ thể (cụ thể là não bộ) sẽ sản sinh ra 2 loại hormone là Serotonin và Melatonin, 2 hormone này là chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm thư giãn tế bào thần kinh. Mà cơ thể chỉ sản xuất được 2 hormone này chỉ khi có đủ dẫn xuất Vitamin D (Vitamin D là điều kiện cần và đủ để tuyến yên chuyển hóa Tryptophan có sẵn trong cơ thể thành Sertotonin và Melatonin). Các bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị “ấp trứng” thì chả đủ Vitamin D phục vụ nhu cầu phát triển hệ xương chứ đừng nói đến việc dùng cho chuyển hóa Tryptophan.

Trẻ cần Vitamin D3 mỗi ngày mẹ nhé

Vậy làm thế nào để trẻ hết Quấy khóc về đêm?

Đơn giản là cung cấp đủ Vitamin D cho cả nhu cầu phát triển hệ xương (giúp hấp thu tối đa canxi từ hệ tiêu hóa vào máu, thiếu Vitamin D thì có đưa bao nhiêu canxi vào cơ thể cũng sẽ chỉ cho ra ngoài tã bỉm, nhà vệ sinh hết cả thôi); đủ D để cơ thể bé sản sinh đủ Melatonin, Serotonin làm dịu tế bào thần kinh và đủ D để phục vụ 1 loạt nhu cầu khác của cơ thể. Vấn đề này sẽ được giới thiệu trong 1 bài khác các mẹ nhớ theo dõi tiếp nhé.

Vậy làm thế nào để bé có đủ Vitamin D cần thiết cho nhu cầu phát triển?

Với bé dưới 12 tháng tuổi thì cần được bổ sung Vitamin D3 liều dự phòng 400IU/ngày đến khi đủ 12 tháng để phòng ngừa còi xương và phát triển chiều cao toàn diện à Cái này là khuyến cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Nhi khoa My; Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam và hầu hết các tổ chức Nhi khoa, sản khoa ở các nước phát triển trên thế giới. Vậy tại sao phải bổ sung dự phòng, trong khi bé bú mẹ và có thể tắm nắng (theo truyền miệng và lời khuyên xưa cũ của giới chuyên gia nhé). Thứ nhất, sữa mẹ hầu như rất ít D3 (mẹ còn kiêng cữ, D3 mẹ còn thiếu thì làm sao đủ cho con. Hơn nữa, muốn sữa mẹ đủ D3 cung cấp cho con, thì mẹ phải nạp đủ 6.400IU/ngày à Impossible với mẹ Việt). Thứ nhì, Tắm nắng muốn có hiệu quả tổng hợp D3 cho bé là phải tắm sau 9h sáng, trước 16h chiều, còn tắm như chuyên gia Việt Nam khuyên thì vô tác dụng. Có mẹ nào đủ dũng cảm mang bé mấy tháng ra phơi 30 phút dưới trời nắng 39 độ như lúc này không? Cái tắm nắng này nhiều bác sĩ tân tiến đã nói và có cơ sở khoa học rõ ràng, các mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây…. Mà Mỹ nó khuyến nghị trẻ dưới 12 tháng không nên tắm nắng. Vì da bé chỉ mỏng bằng 1/5 da người trưởng thành, dưới tác động của tia cực tím sẽ dễ hủy hoại lớp biểu bì gây tổn thương da vĩnh viễn, ung thư da…

Trẻ trên 12 tháng: Nếu bé uống được 1 lít sữa công thức có chứa D3/ngày thì nghỉ. Còn nếu chưa uống đủ thì tiếp tục bổ sung liều dự phòng 400IU/ngày cho tới khi nào bé uống đủ thì dừng. Hoặc cho bé tắm nắng từ 15 – 20 phút mỗi ngày trong khoảng 9h sáng đến 16h chiều thì khỏi cần bổ sung. Mấy ông bác sĩ bên Mỹ thấy bổ sung tới già.

Thực phẩm chứa rất ít D nên chỉ có thể đáp ứng đủ khoảng 10% nhu cầu của bé thôi, đấy là lý do vì sao người ta không khuyên bổ sung D qua thực phẩm.

Bonus: Các mẹ cũng cần bổ sung D3 mỗi ngày như…các con nhé he he. Vì sao à? Vì các mẹ nhu cầu D còn cao hơn các con, mà sáng đi làm thì ninja Lead, kem chống nắng bôi nửa tấn, tối làm về cũng vậy. Cả ngày chui phòng điều hòa, ra nắng lúc ăn trưa thì phải ô, phải đi chỗ bóng mát không sợ hỏng làn da ngọc ngà bla bla. Không có đủ D để rước anh Xi vào bảo sao chả loãng xương, đau lưng mỏi gối….

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836