Vitamin D đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ có thai bởi nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ trong giai đoạn này và cả sau khi chào đời.
Vì sao phụ nữ mang thai cần bổ sung vitamin D3?
Theo một kết quả nghiên cứu được trình bày tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội Học thuật nhi khoa (PAS) ở Vancouver, Canada do Tiến sĩ Carol L. Wagner (thuộc Đại học Y khoa ở bang Carolina Nam của Mỹ) tiến hành thì bổ sung vitamin D trong thời kỳ mang thai không chỉ an toàn cho các bà mẹ và đứa bé, mà còn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non và nhiễm trùng.
Tiến sĩ Wagner cho biết: “Chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin D, trong khi đó chúng ta cũng không phơi nắng đủ” và nhấn mạnh, việc thiếu vitamin D trong thời kỳ mang thai là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Wagner cùng các cộng sự đã quyết định tiến hành thử nghiệm trên 494 phụ nữ đang mang thai từ tuần 12-16 và chia ngẫu nhiên thành ba nhóm điều trị. Nhóm một được nhận 400 IU vitamin D mỗi ngày, nhóm hai được nhận 2.000 IU vitamin D và nhóm thứ ba nhận 4.000 IU vitamin D. Những phụ nữ này được đánh giá hàng tháng để đảm bảo sự an toàn.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng xem xét những tác động của việc bổ sung vitamin D đối với các biến chứng trong thời kỳ mang thai, bao gồm tiền sản giật, tiểu đường lúc mang thai, nhiễm trùng hay sinh non. Kết quả cho thấy những phụ nữ đang mang thai mà uống 4.000 đơn vị vitamin D mỗi ngày sẽ có tác dụng tốt nhất.
Có thể nói, việc bổ sung vitamin D trong thai kỳ có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của bé. Vitamin D3 giúp cơ thể mẹ hấp thụ tốt nhất canxi, góp phần hình thành và giúp hệ thống xương, răng của thai nhi khỏe mạnh, tăng chiều cao ngay trong bụng mẹ. Bổ sung hợp lý vitamin D trong suốt thai kỳ có lợi cho sự phát triển về xương của trẻ 9 năm sau đó.
Tổ chức Y tế thế giới – WHO khuyến nghị, 1000 ngày vàng đầu đời (bao gồm giai đoạn trẻ trong giai đoạn bào thai và khi lọt lòng đến 2 tuổi) là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất của trẻ. Thời gian trẻ trong bào thai, nếu người mẹ ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng, chăm sóc tốt, tăng từ 10 – 25kg thì con sẽ đạt được chiều cao từ 50cm trở lên.
Thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai có thể khiến bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật (huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu), nhiễm trùng âm đạo và thậm chí dễ bị sinh non.
Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyên Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng -Viện Dinh dưỡng, những người mẹ bị thiếu vitamin D trong thời kỳ có thai sẽ có lượng vitamin D sữa mẹ thấp, thậm chí giảm một nửa so với những người mẹ có đủ vitamin D. Khi sinh con ra, trẻ có dấu hiệu mềm xương, thóp rộng, suy dinh dưỡng…
Cũng theo bác sĩ Ninh, trọng lượng của thai nhi tăng gấp đôi trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, trong đó bộ khung xương với mật độ xương tăng 3 lần. Cơ và tế bào thần kinh của thai nhi cũng phát triển rất nhanh.
Bởi vậy, nếu người mẹ không cung cấp đủ canxi và vitamin D cho con trong 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa xương của thai nhi. Rối loạn chuyển hóa xương thường song hành với bệnh suy dinh dưỡng thời kỳ bào thai: trẻ đẻ ra thấp bé nhẹ cân, kém phát triển về thể lực, trí tuệ, giảm miễn dịch…
Một nghiên cứu khác cho thấy, bổ sung 1.000 IU vitamin D/ngày (25microgam) trong 3 tháng cuối của thai kỳ cho phụ nữ mang thai cũng làm tăng trọng lượng của mẹ và giảm 50% số trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai. Một năm sau khi sinh, con của những bà mẹ được bổ sung vitamin D tăng nhiều hơn 0,4kg cân nặng và 1,6cm chiều dài so với nhóm đối chứng.
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin D3 như thế nào?
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ, phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần ít nhất là 600 IU/ngày, tốt nhất là 1.500 IU/ngày nhưng không được vượt quá 4.000 IU/ngày.
Tắm nắng là cách rất tốt để mẹ có thể tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tắm nắng khi độ dài bóng nắng cơ thể ngắn hơn chiều cao của mẹ. Tức là khoảng sau 9h cho đến trước 15h. Lý do là bởi trước 9h sáng và sau 3h chiều không có tia UVB chiếu xuống trái đất, trong khi tia này có tác dụng tạo ra vitamin D. Tắm nắng vào trước và sau hai thời điểm này là vô ích, cơ thể không nhận được tia UVB.
Quy tắc khi lần đầu tiên tắm nắng là chỉ nên làm quen với ánh nắng trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút. Các tế bào melanocyte sẽ sản xuất các sắc tố tránh cho làn da tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng để bảo vệ cơ thể.
Sau đó, khi đã quen dần, bạn hãy tăng thời gian tắm nắng lên 5 – 10 phút vào mùa hè, 15 – 20 phút vào mùa đông, nếu tắm nắng càng gần buổi trưa thì nên ngắn hơn. Đội mũ rộng vành, đeo kính có khả năng chống tia UV khi tắm nắng, tránh ánh ánh nắng chiếu vào khu vực mặt, xung quanh mắt vì làn da mỏng nhất trong cơ thể.
Tuy nhiên, nếu mẹ đi làm và không có điều kiện tắm nắng thì có thể bổ sung qua thực phẩm như cá hồi, cá trích, trứng, nấm, gan bò, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, nước cam, sữa… Một cách hay được các mẹ đang mang thai lựa chọn là bổ sung vitamin D dạng bào chế vì đây là biện pháp vừa tiện, vừa cung cấp đủ hàm lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày. Lưu ý là cần bổ sung đúng liều lượng bởi nếu thừa vitamin D sẽ khiến mẹ bầu buồn nôn, choáng váng, đau bụng, huyết áp cao…
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại vitamin D3, trong đó, vitamin D3 Dimao là sản phẩm đang được rất nhiều bà mẹ có con nhỏ và phụ nữ mang thai ưa chuộng. Sản phẩm được thiết kế dạng xịt rất tiện dụng và khả năng hấp thu vượt trội nhờ được xịt trực tiếp vào khoang miệng – nơi chứa rất nhiều mao mạch giúp hấp thu nhanh. Hương vị dâu dễ chịu, dễ sử dụng, chuẩn liều (mỗi nhát xịt chứa 400 IU vitamin D3).
Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu và phân phối độc quyền tại Việt Nam nên mẹ có thể an tâm về nguồn gốc xuất xứ và yên tâm sử dụng.
Phác đồ bổ sung vitamin D cho phụ nữ mang thai đang được nhiều nước áp dụng như sau:
– Bổ sung hàng ngày 400 IU vitamin D/ngày (10microgam) trong suốt thời gian có thai.
– Liều cao 1.000IU/ngày (25microgam) trong suốt 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc 100.000 đơn vị (2.500mg/d) một liều duy nhất vào ngày đầu của 3 tháng cuối mang thai. Phác đồ này được áp dụng cho những vùng tiêu thụ sữa ít, thiếu ánh sáng mặt trời hoặc ít có điều kiện được chăm sóc y tế.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.