Để cải thiện tình trạng trẻ bị đổ mồ hôi trộm, các bậc phụ huynh cần phân biệt được đâu là mồ hôi trộm bệnh lý, đâu là mô hôi trộm sinh lý để có hướng giải quyết tốt nhất cho con.
Đổ mồ hôi trộm là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dùng để chỉ các trường hợp trẻ bị đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán, gáy, lưng, nách, bẹn, bàn tay, bàn chân… Việc đổ mồ hôi có thể không liên quan đến thời tiết, dù trời lạnh hoặc bé mặc đồ thoáng mát nhưng vẫn bị ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là trong lúc ngủ.
Theo lý giải của các chuyên gia y tế, trẻ thường đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn bởi hệ thần kinh đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, việc bài tiết mồ hôi nhiều hay ít tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân sinh lý, một số trẻ bị đổ mồ hôi do đang mắc một chứng bệnh nào đó. Điều quan trọng là bố mẹ phân biệt được con đang mắc chứng mồ hôi gì để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Mồ hôi trộm sinh lý
Là hiện tượng mồ hôi xảy ra do sự trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn ở người lớn. Nếu trẻ bị kích thích và hưng phấn bởi một lý do nào đó, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh để giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Trẻ dễ đổ mồ hôi nếu nhiệt độ xung quanh tăng lên.
Để nhận biết mồ hôi trộm sinh lý, phụ huynh có thể để ý những dấu hiệu như: Trẻ bị ra nhiều mồ hôi ở vùng đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa.
Mồ hôi trộm sinh lý thường không quá đáng ngại đối với trẻ nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Khi phát hiện con đổ mồ hôi có thể dùng khăn mềm lau cho con.
Mồ hôi trộm bệnh lý
Mồ hôi trộm bệnh lý là triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ mắc bệnh còi xương do thiếu vitamin D, trẻ bị lao sơ nhiễm. Mồ hôi trộm tiết ra nhiều ở vùng đầu, trán, gáy khi trẻ bú mẹ hoặc sau khi đi ngủ, ngay cả khi trời lạnh và sau hơn 1 tiếng đi ngủ vẫn bị đổ mồ hôi.
Kèm theo đó là các biểu hiện như bứt rứt, khó chịu, ngủ không ngon giấc, hay giật mình quấy khóc, tóc rụng hình vành khăn… do thần kinh bị kích thích. Các biểu hiện khác của còi xương thường gặp ở trẻ là: thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng… còn biểu hiện của lao sơ nhiễm là ho kéo dài, ăn uống kém, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm…
Bên cạnh đó, một số trẻ bị mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật, hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm mất cân bằng khó điều tiết được việc tiết mồ hôi. Các bé bị chứng này thường biếng ăn, hay buồn nôn khó chịu, rối loạn giấc ngủ.
Tạm kết
Mồ hôi trộm ra nhiều và liên tục có thể khiến cơ thể trẻ mất đi lượng nước và muối đáng kể. Điều này có thể khiến cơ thể trẻ yếu hơn, người mệt mỏi, dễ ốm, suy nhược. Mặt khác, nếu bố mẹ không biết hoặc không chú ý lau mồ hôi cho con trong lúc ngủ rất dễ dẫn tới tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh bởi mồ hôi, kéo theo đó là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…
Do đó, khi con bị đổ mồ hôi trộm, mẹ nên dùng khăn mềm lau người cho con, tránh để mồ hôi thấm ngược vào bên trong. Với trường hợp trẻ bị mồ hôi trộm bệnh lý nhưng vẫn ăn uống bình thường, ngủ ngon, hoạt bát nhanh nhẹn thì mẹ không cần quá lo lắng. Với trường hợp đổ mồ hôi trộm bệnh lý kèm các triệu chứng như đã kể trên, mẹ cần khắc phục kịp thời bằng cách bổ sung vitamin D3 cho con, lưu ý chế độ ăn giàu tính mát, bổ sung nhiều nước cho con hơn để bù lại lượng nướt đã thất thoát qua mồ hôi.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.