Trẻ chậm mọc răng có thể do nhiều nguyên nhân như di truyền, thời điểm sinh và có thể do thiếu vitamin D3, canxi. Bố mẹ cần xác định đúng nguyên nhân để tìm cách khắc phục kịp thời.
Quy tắc mọc răng của trẻ
Theo Tiến sĩ Phạm Như Hải, Trưởng khoa Răng, Bệnh viện Việt Nam Cuba Hà Nội, thời gian mọc răng của mỗi bé thường không giống nhau, vì thế, bố mẹ không nên so sánh với các bé khác, cũng không nên quá lo lắng khi con mọc răng chậm.
Thông thường trẻ sẽ mọc răng sữa trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 30 tháng tuổi. Bộ răng sữa sẽ mọc xong trong khoảng từ 2-3 tuổi với đầy đủ 20 răng, tùy thuộc vào từng trẻ. Có những bé 4 tháng đã mọc răng nhưng cũng có bé đến 9-10 tháng mới mọc chiếc răng đầu tiên, thậm chí có trẻ 13 tháng mới mọc.
Bác sĩ Hải cho biết, răng của trẻ thường mọc theo nguyên tắc 4 cộng. Khoảng tháng thứ 7 thì mọc răng cửa, tháng 11 mọc đủ 4 răng cửa, tháng 15 mọc đủ 8 răng cửa, tháng 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ, tháng 23 mọc thêm 4 răng nanh, tháng 27 mọc thêm 4 răng số 5. Các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tuổi, trừ răng khôn thì mọc muộn hơn khoảng sau 17 tuổi.
Một số ý kiến cho rằng trẻ sau 10 tháng chưa mọc chiếc răng nào được xem là bé chậm mọc răng. Tuy nhiên, điều này cũng cần được xem xét kỹ lưỡng, nếu trẻ vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì răng mọc chậm có thể là do yếu tố sinh lý, cơ địa của trẻ.
Ngược lại, trẻ chậm mọc răng kèm theo các dấu hiệu khác như đổ mồ hôi trộm về đêm, ngủ không ngon giấc, hay giật mình quấy khóc… thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương, chậm tăng cân, chậm vận động, chiều cao kém phát triển… thì bố mẹ nên đưa bé đi khám để có cách xử lý tốt nhất.
Dấu hiệu để nhận biết trẻ sắp mọc răng là khi trẻ giảm ăn thức ăn cứng, hay cắn vào lợi, thích gặm các đồ cứng, trằn trọc và mất ngủ…
Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng
Trẻ chậm mọc răng do nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có thể do yếu tố bệnh lý nào đó. Bố mẹ cần đánh giá đúng nguyên nhân để kịp thời khắc phục cho con. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng:
– Do di truyền:Nếu gia đình có người từng chậm mọc răng thì có thể con bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Khi thấy con chậm mọc răng, bố mẹ có thể xem xét lại “lịch sử” mọc răng của mình hoặc người thân khác cùng huyết thống.
– Trẻ sinh non, thiếu tháng: Với các bé sinh non, thiếu tháng, thiếu cân, khả năng mọc răng chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng, đủ ngày, đủ cân nặng. Chẳng hạn, nếu trẻ sinh sớm 1 tháng so với dự kiến thì có thể răng bị mọc muộn hơn 4 tuần so với bé sinh đúng dự kiến.
– Chế độ dinh dưỡng kém: Dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, trong đó vấn đề mọc răng. Trẻ ăn ít, chế độ ăn nghèo nàn, thiên về một món dễ khiến trẻ bị thiếu chất. Đặc biệt là chế độ ăn không có hoặc có ít vitamin D, canxi có thể khiến trẻ không hấp thu được các chất đóng vai trò quan trọng đối với hệ xương, răng này.
– Suy tuyến giáp: Chứng bệnh suy tuyến giáp không chỉ gây ra tình trạng chậm đi, chậm nói, thừa cân mà còn có thể gây mọc răng chậm ở trẻ.
– Thiếu vitamin D3:
Khoa học đã chứng minh, vitamin D3 là yếu tố có tác động tới sự phát triển của xương, răng, lông, tóc, móng… ở con người. Thiếu vitamin D3 sẽ khiến cơ thể không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. Trường hợp thiếu vitamin D có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những em bé sinh non, trẻ thiếu tháng, những em bé sinh vào mùa đông, ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…
– Thiếu canxi:
Trẻ thiếu vitamin D3 rất dễ thiếu canxi do vitamin D3 là chất dẫn truyền giúp canxi hấp thu vào trong cơ thể. Khi thiếu canxi, mầm răng của trẻ kém phát triển nên không thể nhú dài ra được. Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, nếu bé bú mẹ hoàn toàn mà mẹ ăn uống kiêng khem rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi để truyền cho con.
– Ăn dặm muộn: Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Minh, PGĐ Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM, việc ăn dặm đúng thời điểm dù là bằng thức ăn mềm thì bé thực hiện động tác nhai, điều này có tác dụng lớn trong việc kích thích nướu răng, mầm răng và giúp bé mọc răng. Vì vậy, cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, đúng phương pháp cũng giúp bé sớm mọc răng.
Thời điểm ăn dặm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là từ 6 tháng ruổi, sau thời gian này nếu trẻ chỉ chăm chăm uống sữa không có động tác nhai thì khó kích thích việc mọc răng.
Nên làm gì khi trẻ chậm mọc răng?
Đầu tiên, bố mẹ cần xác định đúng nguyên nhân khiến con bị chậm mọc răng. Nếu do yếu tố di truyền, bố mẹ chỉ cần kiên nhẫn đợi đến khi chiếc răng đầu tiên của con “chào đời”.
Nếu do dinh dưỡng kém, bố mẹ chú ý khẩu phần thức ăn của con hằng ngày cần đa dạng, đủ chất, trong đó chú trọng các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá mòi, các loại rau có lá màu xanh thẫm, đậu phụ… Lưu ý, trẻ mới bắt đầu ăn dặm cần tập cho trẻ làm quen với lượng ít lần đầu và tăng dần vào lần sau vì một số bé có thể dị ứng với thức ăn đó. Sữa, phô mai… cũng chứa nhiều canxi.
Nếu nghi ngờ trẻ bị suy tuyến giáp, bố mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra để được kiểm tra kỹ và được tư vấn bởi nhân viên y tế.
Ăn dặm đúng thời điểm (với trẻ sinh non có thể bắt đầu muộn hơn 1 chút sau 6 tháng), độ thô của thức ăn tăng dần theo từng giai đoạn lứa tuổi của con để kích thích mầm răng, rèn kỹ năng nhai, xử lý thức ăn của con…
Không nên pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ… và nhất là nước khoáng bởi lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.
Trong giai đoạn mang thai và cho con bú, người mẹ nên ăn uống đa dạng, đủ chất, tránh kiêng khem quá khiến con không nhận được đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất nói chung.
Trường hợp do thiếu vitamin D3 và canxi, bố mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu canxi và bổ sung thêm vitamin D3 đúng cách như tắm nắng, thức ăn, các sản phẩm bổ sung khác.
Lưu ý khi tắm nắng cho trẻ, bố mẹ nên cho con tắm nắng trong khoảng 9 – 10h sáng hoặc từ 3 – 4h chiều, thời gian tắm nắng từ 5 – 15 phút, tuyệt đối không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt trẻ.
Với trẻ đã ăn dặm, phụ huynh có thể chú ý thêm vào bữa ăn của con một số thực phẩm giàu vitamin D3 như lòng đỏ trứng, cá hồi, cá mòi, gan bò, nấm, nước cam… Vì vitamin D là loại vitamin tan trong dầu nên bố mẹ cũng lưu ý chế độ ăn cần đủ chất béo để tăng sự hấp thu vi chất này vào cơ thể.
Tuy nhiên, hàm lượng vitamin D3 trong thực phẩm có thể bị biến đổi ít nhiều trong quá trình chế biến. Trong khi đó, theo lưu ý mới nhất của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên tiếp xúc với ánh nắng dù là sáng sớm, vì thế, bố mẹ có thể cân nhắc bổ sung các sản phẩm vitamin D3 có sẵn trên thị trường.
Lưu ý nên chọn các sản phẩm chất lượng, được nhập khẩu chính hãng vì vấn nạn vitamin giả, vitamin kém chất lượng vẫn còn nan giải. Một số đối tượng lợi dụng sự chủ quan của người tiêu dùng trà trộn hàng giả đánh lừa người mua.
Dimao Vitamin D3 400 IU là sản phẩm dạng xịt đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu qua đơn vị uy tín. Đây là vitamin D3 đang được rất nhiều mẹ Việt ưa chuộng nhờ tiện dụng (dạng xịt tân tiến, không cần đong đếm), hấp thu nhanh (nhờ xịt trực tiếp vào khoang miệng – nơi có nhiều mao mạch giúp việc hấp thu diễn ra nhanh chóng và hiệu quả), chuẩn liều (mỗi nhát xịt chứa 400 IU vitamin D3 chuẩn liều theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ), trẻ thích mê vì hương dâu vị xylitol chiết xuất hoa quả, tiết kiệm chi phí chỉ với 2k/ngày…
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.