Vitamin D là cầu nối đưa canxi, phốt pho từ thực phẩm hấp thụ vào cơ thể, giúp xương, răng khỏe mạnh, thúc đẩy phát triển chiều cao.
Vai trò quan trọng của Vitamin D
Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2016, tỷ lệ trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng thấp còi là 24,3%, giảm chậm so với năm 2015 (24,6%), có đến 50% trẻ em thiếu vitamin D. Theo nhận định của chuyên gia Viện Dinh dưỡng quốc gia, kiến thức về thực hành dinh dưỡng, ngày càng nâng cao, cải thiện tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em. Tuy vậy, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi nước ta vẫn ở mức cao.
Theo bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan – nguyên Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), thiếu vitamin D là yếu tố chính gây ra bệnh còi xương, một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ.
Vitamin D là tên của một nhóm các prohormones tan trong chất béo. Prohormones là những chất ít có hoạt động nội tiết tố, cơ thể có thể chuyển hóa chúng thành các hormone. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ xương, hệ thần kinh của trẻ nhỏ.
Vi chất là cầu nối đưa canxi và phốt pho từ thực phẩm hấp thụ vào bên trong cơ thể, giúp xương, răng chắc khỏe, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao cho bé. Ngoài ra, vitamin D còn giúp trẻ tăng cường miễn dịch, giảm tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch, ung thư. Ở người, các hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là vitamin D₃ và vitamin D₂.
Vi chất còn có chức năng điều hòa nồng độ canxi trong máu, kiểm soát ở mức ổn định. Nếu cơ thể trẻ bị thiếu vitamin D nồng độ canxi trong máu sẽ bị giảm, mất cân bằng. Canxi sẽ bị rút từ xương phân tán xuống ruột gây nên hiện tượng còi xương, xương yếu … làm cho trẻ chậm mọc răng, chậm biết đi.
Bà cho biết thêm, thực tế, phần lớn phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của vitamin D đối với sự phát triển của con. Khi trẻ có các triệu chứng như quấy khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm, chậm đóng thóp, đi xét nghiệm máu thấy thiếu vitamin D mới tìm cách khắc phục. Có trường hợp nhận thấy các biểu hiện thuyên giảm thì tự ý dừng, không bổ sung nữa.
Nhiều cha mẹ chỉ bổ sung một lần khi con chào đời theo đơn thuốc cảu bác sĩ sản khoa, thậm chí, mẹ không tự ý ngừng khi con không chịu hợp tác, nôn trớ khi uống. Đây là một trong những lý do khiến tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ em nước ta cao.
Cách bổ sung vitamin D khoa học
Bác sĩ Lan cho biết thêm, theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em được bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ không hoàn toàn cần bổ sung Vitamin D liều dự phòng 400 IU/ngày ngay từ khi chào đời. Nên bổ sung đến khi trẻ cai sữa và chỉ dừng lại khi bé sử dụng ít nhất 1 lít sữa công thức có bổ sung vitamin D mỗi ngày. Trẻ từ 1- 18 tuổi cần bổ sung 600/ngày.
Với những bé mắc chứng béo phì điều trị với thuốc chống động kinh, corticosteroids, thuốc chống nấm hoặc kháng virus, có thể cần 2-4 lần lượng vitamin D như khuyến cáo. Đối với trẻ đẻ non, nhẹ cân, sinh đôi, có làn da sẫm màu từ tuần thứ 2 sau sinh cần cân nhắc bổ sung 400 – 800 IU/ngày liên tục trong 15 tháng đầu, sau đó tiếp tục phác đồ bình thường.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi, các nhà khoa học thế giới khuyến cáo không nên tắm nắng vì làn da của trẻ rất mỏng, dễ bị tác động độc hại bởi tia cực tím.
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể bổ sung vitamin D3 cho bé bằng cách cho trẻ tắm nắng trong khoảng từ 9 -10h hoặc 15- 16h, thời gian tăng dần từ 5 đến 20 phút. Phụ huynh lưu ý không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt trẻ. Ngoài tắm nắng, các loại thực phẩm như cá giàu chất béo, nấm, sữa… cũng cung cấp vitamin D3 tự nhiên cho bé nhưng vi chất có trong thực phẩm không nhiều, có thể bị hao hụt trong quá trình chế biến. Vì vậy, để khắc phục phụ huynh có thể dùng sản phẩm bổ sung cho con.
Khi bổ sung vitamin D3 liều dự phòng, các bậc phụ huynh cần tuân thủ đúng liều lượng, đều đặn theo khuyến cáo dành cho độ tuổi của con và hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các bé còn nhỏ việc hợp tác khi bổ sung vitamin D sẽ khó hơn các bé lớn đã nhận biết được, một số sản phẩm có mùi vị hăng hắc khiến trẻ không chịu uống, bố mẹ nên pha vào nước để con dễ uống hơn. Phụ huynh cũng có thể tìm những sản phẩm về vitamin có vị dịu ngọt, dạng xịt như để bổ sung đúng liều chuẩn, tránh tình trạng bị nôn trớ, bỏ liều khiến trẻ thiếu hụt.
Theo Ngọc Thi/Ngôi sao
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.