Bệnh loãng xương là bệnh lý phổ biến trên thế giới với tỷ lệ mắc đang gia tăng và trẻ hóa. Những kiến thức bạn biết về bệnh loãng xương đã đúng? Cùng kiểm tra qua 10 câu hỏi dưới đây

tổng quan về bệnh loãng xương

1. Loãng xương chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Vậy tại sao đôi khi nó được gọi là bệnh từ thời trẻ để hậu quả khi về già?

A. Chế độ dinh dưỡng kém ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng tới sự phát triển xương của thai nhi

B. Chế độ dinh dưỡng kém hoặc thiếu vận động khi còn trẻ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển xương.

C. Xét nghiệm di truyền ở trẻ sơ sinh cho biết có thể mắc bệnh loãng xương khi về già.

D. Cả A và B

2. Loãng xương khiến xương trở nên dễ gãy mà thường không có triệu chứng lâm sàng cụ thể nào. Tuy nhiên, có 1 dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn nên đi xét nghiệm loãng xương là?

A. Bạn thấy đau chân, tay.

B. Bạn thấy mệt mỏi, yếu cơ.

C. Cứng các khớp xương.

D. Bạn giảm hơn 4cm chiều cao.

3. Xét nghiệm nào là phổ biến và được khuyến cáo khi đo mật độ xương để chẩn đoán bệnh loãng xương?

A. Quét tia DXA để đo mật độ xương ở cột sống và hông.

B. BMDtm (máy đo mật độ xương)

C. QUS (siêu âm định lượng) để đo mật độ xương ở gót chân hoặc ngón tay.

D. Xét nghiệm máu đo mật độ xương trung bình trong cơ thể.

4. Loãng xương được gọi là căn bệnh thầm lặng bởi bệnh nhân không phát hiện ra bệnh cho tới khi xảy ra gãy xương. Trường hợp nào không phải gãy xương do loãng xương?

A. Bất kỳ gãy xương xảy ra sau chấn thương mạnh như tai nạn thể thao hoặc tai nạn giao thông.

B. Gãy hông do ngã từ độ cao tầm 1-2m.

C. Gãy cổ tay do trượt chân ngã.

D. Gãy xương cột sống do các hoạt động bình thường như: hắt hơi, nâng hàng, cúi xuống.

5. Nếu bạn trên 50 tuổi và bị gãy cổ tay khi ngã nhẹ. Bạn nên làm gì?

A. Thay đổi lối sống, cung cấp đủ dinh dưỡng: canxi, vitamin D và vitamin K2. Kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh cho xương.

B. Gãy xương cổ tay không nghiêm trọng, chỉ cần cẩn thận không bị té ngã là được.

C. Đi khám khoa cơ xương khớp ngay và tiến hành điều trị bệnh loãng xương

D. Cả A và C

6. Thuốc nào gây mất xương nhanh sau 3-6 tháng điều trị. Thuốc này khiến người bệnh có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao?

A. Thuốc chẹn beta

B. Corticosteroid

C. Paraetamol

D. Thuốc điều trị nấm

7. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ?

A. Mãn kinh sớm trước 45 tuổi.

B. Mãn kinh muộn sau 52 tuổi

C. Dùng liệu pháp thay thế hormon

D. Có chỉ số BMI trên 19

8. Những bệnh nào sau đây làm tăng đến nguy cơ loãng xương?

A. Viêm khớp dạng thấp

B. Rối lọan tiêu hóa như bệnh Crohn

C. Bệnh tiểu đường

D. Tất cả những bệnh trên

9. Canxi là khoáng chất quan trọng cho xương. Những vitamin thiết yếu nào là cần thiết để đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ canxi?

A. Vitamin A

B. Vitamin B

C. Vitamin C

D. Vitamin D

10.Tất cả những bài tập dưới đây đều tốt cho sức khỏe. Nhưng bài tập nào không giúp ích cho xương?

A. Sử dụng tạ hoặc bài tập tăng cường sức đề kháng và cơ bắp

B. Bơi lội, đạp xe

C. Chạy bộ, đi bộ nhanh, đi bộ đường dài

D. Khiêu vũ

Trên đây là 10 câu hỏi giúp bạn kiểm tra sự hiểu biết về bệnh loãng xương.

Đáp án: 1.D 2.D 3.A 4.A 5.D 6.B 7.A 8.D 9.D 10.B

Hi vọng bạn đã thu thập được những thông tin hữu ích.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 1900 58 88 36.

Trân trọng.

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836