Từ thời La Mã và Hy lạp cổ đại người ta đã sử dụng ánh nắng mặt trời để chữa bệnh. Những tập tục này được lưu truyền và tồn tại đến tận ngày nay. Các bà các mẹ luôn mách nhau tắm nắng để điều trị vàng da, giảm phát ban tã và giúp tổng hợp vitamin D ở trẻ. Tuy nhiên, khoa học hiện đại phát triển đã chứng minh những quan điểm chữa bệnh này cần thay đổi. Tắm nắng không đúng cách thậm chí còn gây hại tới làn da mỏng manh của trẻ. Dưới đây là 3 quan niệm sai lầm phổ biến nhất về tác dụng của tắm nắng.
1. Tắm nắng để điều trị vàng da
Vàng da sinh lý thường xuất hiện sau 24 giờ và biến mất sau 1-2 tuần. Nguyên nhân là trẻ sơ sinh có lượng hồng cầu cao, thường xuyên bị phá vỡ sinh ra Bilirubin. Mặt khác, chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện để lọc bỏ hết chất này ra khỏi máu. Bilirubin tích tụ và gây nên hiện tượng vàng da sinh lý. Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây nguy hiểm gì.
Vàng da bệnh lý xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh, không hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng, và sau 2 tuần với trẻ thiếu tháng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp biến chứng nhiễm độc thần kinh, bại não thậm chí tử vong.
Điều trị vàng da có hai cách chính là chiếu đèn và thay máu. Chiếu đèn là dùng đèn chiếu có bức xạ bước sóng 450-460nm chiếu vào da. Ở bước sóng này, bilirubin sẽ hấp thụ ánh sáng, chuyển thành dạng hòa tan trong nước và thải qua thận. Các nghiên cứu cho thấy sau 15 phút chiếu đèn mới bắt đầu có tác dụng giảm bilirubin. Chiếu đèn cần thực hiện liên tục trong 4 tiếng mới bắt đầu đạt hiệu quả tối đa.
Ánh sáng mặt trời có bao gồm bước sóng này nên có tác dụng giảm bilirubin? Đúng. Nhưng như thế tức là cần phơi bé dưới nắng 4 tiếng mỗi ngày. Các chuyên gia Nhi khoa đều khẳng định tắm nắng thông thường không làm hết vàng da.
Tắm nắng “lợi bất cập hại” hơn nhiều do trẻ sẽ phải tiếp xúc với tia cực tím làm bỏng da, tăng nguy cơ ung thư da của trẻ.
2. Tắm nắng làm giảm hăm tã
Hăm tã là tình trạng viêm da ở vùng bẹn và mông của trẻ. Hăm tã cực kỳ phổ biến và có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ:
- Vùng da bé tiếp xúc với tã có độ ẩm cao.
- Nước tiểu của trẻ đọng trên bỉm, tã, quần áo khi mẹ chưa thay kịp tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển.
- Đặc biệt, trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và rất nhạy cảm nên dễ bị kích ứng.
Nhiều mẹ mách nhau rằng cho trẻ cởi trần tắm nắng sẽ làm giảm hăm tã. Tuy nhiên, các cơ quan y tế đã khẳng định tắm nắng ở trẻ là không được khuyến khích.
Lí do là bởi trẻ em có da mỏng hơn 5 lần so với người lớn. Tắm nắng sẽ khiến bé có nguy cơ bị cháy nắng và tổn thương làn da mỏng manh.
3. Tổng hợp vitamin D
Cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với tia UVB trong ánh nắng mặt trời. Vitamin D và vitamin K2 giúp tăng cường canxi vào xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Các hoạt động vui chơi ngoài trời cũng được khuyến khích để giúp trẻ tăng cường hoạt động thể lực.
Gần đây đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng/ tác hại của ánh nắng mặt trời.
Ánh nắng mặt trời có 3 loại tia tử ngoại là UVA, UVB và UVC:
Tia UVC bị tầng ozone hấp thụ hết, còn tia UVA và tia UVB có thể tới mặt đất. Trong đó chỉ có tia UVB là giúp da tổng hợp vitamin D. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng lượng tia UVB đủ để tổng hợp vitamin D chỉ xuất hiện trong khoảng từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều. Tia UVB có cường độ cao nhất là giữa trưa.
Trong khoảng thời gian này, cả 2 tia UVA và UVB đều hoạt động mạnh mẽ. Tia UVA là “thủ phạm” gây lão hóa da, nám da. Tia UVB là nguyên nhân gây 1,5 triệu ca ung thư da và gần 8000 ca tử vong mỗi năm tại Mỹ.
Ngoài ra, tắm nắng là cần phơi da trực tiếp dưới ánh nắng. Bóng râm, mây nhiều làm giảm 50% tác dụng. Kem chống nắng làm giảm 80-90% tác dụng. Còn mặc quần áo thì sẽ không giúp trẻ tổng hợp được vitamin D.
Như vậy, muốn tổng hợp vitamin D cho con, cha mẹ cần tắm nắng cho con vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Khi phơi nắng cần để lộ cánh tay, chân của trẻ dưới ánh nắng trực tiếp 10-15 phút
Việc tắm nắng như vậy sẽ gây ra nhiều bệnh lý về da cho trẻ hơn là tác dụng tổng hợp vitamin D. Do đó, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã khuyến cáo cho trẻ sơ sinh bổ sung 400 IU vitamin D/ngày từ sữa công thức hoặc thực phẩm bổ sung như Dimao vitamin D3 đến ít nhất 18 tháng. Với trẻ trên 1 tuổi và người lớn cần bổ sung 600-800 IU vitamin D/ngày.
Kết luận:
Trên đây là 3 “mẹo chữa bệnh” hiện tại không chỉ nhiều cha mẹ mà cũng có rất nhiều nhân viên y tế vẫn áp dụng sai cách. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây đã hữu ích với bạn.
Khi có thắc mắc và cần hỗ trợ thêm thông tin, quý vị vui lòng gọi tới HOTLINE: 1900 58 88 36.
Dimao vitamin D3 và Keovon vitamin K2 MK-7 là bộ sản phẩm dạng xịt DUY NHẤT hiện nay tại Việt Nam được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu. Sản phẩm được kiểm định và cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế. Dạng xịt chuẩn liều, hấp thu nhanh vượt trội nhờ cơ chế xịt trực tiếp vào mao mạch trong khoang miệng, không bị tác động biến đổi bởi dịch tiêu hóa.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.