Bộ xương có vai trò như là khung làm chỗ bám giữ các cơ và nâng đỡ, bảo vệ các cơ quan của cơ thể. Bạn đã hiểu biết và chăm sóc sức khỏe xương đúng cách chưa?
1. Cứ 10 năm chúng ta lại có một bộ xương mới
Có lẽ vì cấu trúc xương tương đối cứng nên người ta thường nghĩ xương là một mô bất động. Thực tế, xương là một mô rất “bận rộn”. Chúng thay đổi liên tục và suốt đời để đào thải xương cũ và tái tạo xương mới. Do đó, cứ 10 năm thì chúng ta lại có một bộ xương mới hoàn toàn.
2. Một người phụ nữ sống đến 60-70 tuổi mất ít nhất 35% xương
Trong độ tuổi thiếu niên, mật độ xương tăng rất nhanh và đạt đỉnh trong khoảng 20-30 tuổi. Phụ nữ trên 50 tuổi hoặc sau mãn kinh, nồng độ estrogen giảm đột ngột. Mật độ xương sẽ giảm nhanh chóng trong vòng 2-5 năm và tiếp tục giảm khoảng 0,5% mỗi năm. Trung bình một người phụ nữ sống đến 60-70 tuổi đã mất ít nhất 35% xương. Do vậy, quan tâm chăm sóc sức khỏe xương nên được bắt đầu ngay từ khi còn trẻ,.
3. Các phi hành gia khi bay vào vũ trụ có thể mất tới 15-30% xương chỉ trong 2 tuần.
Vận động giúp tăng tạo xương và là “liều thuốc” quan trọng để xây dựng bộ xương chắc khỏe. Các phi hành gia khi bay vào vũ trụ – một môi trường thiếu trọng lực thì các tế bào xương gần như “lười biếng”, không “làm việc” nên dẫn tới mật độ xương bị suy giảm rất nhanh. Chỉ trong 2 tuần, họ có thể mất tới 15-30% mật độ xương. Khi trở về trái đất, họ phải được khiêng và ngồi xe lăn hỗ trợ để tránh bị gãy xương.
4. Thuốc lá cũng là thủ phạm nguy hiểm cho xương
Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư phổi và còn làm tăng quá trình “ăn mất” xương trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, mật độ xương của người hút thuốc lá thấp hơn người không hút thuốc khoảng 15-20%. Họ cũng hay bị gãy xương cột sống mà không hề hay biết.
5. Canxi là nguyên tố quan trọng nhất cho bộ xương
99% canxi tồn tại trong xương, răng, móng và chỉ 1% là tồn tại trong máu. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, các loại rau lá xanh, thủy hải sản như tôm, cua, cá hồi, cá thu…, các loại ngũ cốc và hạt: hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó… Thiếu canxi dẫn tới trẻ chậm lớn, còi xương, người lớn tuổi bị loãng xương và các bệnh xương khớp.
6. Tắm nắng không phải phương pháp tối ưu nhất để bổ sung vitamin D3
Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi từ dinh dưỡng vào máu. Trước đây có hiểu lầm rằng tắm nắng trước 9h sáng giúp hoạt hóa vitamin D. Thế nhưng tia UVB hoạt hóa vitamin D3 lại chỉ xuất hiện trong khoảng từ 10h sáng đến 4h chiều. Nhưng tắm nắng trong khoảng thời gian này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ung thư da và các bệnh da liễu khác. Do đó các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung thực phẩm chứa vitamin D3 từ thực phẩm hàng ngày.
7. Chỉ bổ sung canxi và vitamin D3 là không đủ cho bộ xương chắc khỏe
Ở Nhật Bản, vitamin K2-MK7 trong natto đậu nành lên men đã được đưa vào hướng dẫn phòng ngừa và điều trị loãng xương. Vitamin K2 với chức năng là người “dẫn đường”, đưa canxi từ máu vào đúng vị trị xương, răng còn thiếu. Dạng MK7 có hoạt tính cao và tồn tại trong máu tới 72 giờ giúp duy trì tác dụng của vitamin K2. Bộ ba canxi-vitamin D3- vitamin K2 đã được công nhận hiệu quả giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ và phòng ngừa, điều trị loãng xương ở người cao tuổi.
Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích tới cho bạn đọc.
Khi cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 1900 58 88 36.
Trân trọng.