“Bố mẹ lùn con có cao được không” là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Vậy, chiều cao của trẻ có thực sự phụ thuộc hoàn toàn vào gen?

Trả lời cho câu hỏi yếu tố môi trường hay di truyền quan trọng hơn trong tác động lên sự phát triển của chiều cao, BS Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng nhóm Nghiên cứu Cơ Xương, Đại học Tôn Đức Thắng, TP HCM cho biết:

“Mặc dù kết quả từ các nghiên cứu gần đây cho thấy yếu tố di truyền chịu trách nhiệm tới 60-80% sự phát triển của chiều cao, tuy nhiên vai trò này thay đổi theo chủng tộc và được ghi nhận tác động yếu hơn ở người châu Á, chỉ khoảng 60%. 40% còn lại chịu sự tác động của yếu tố môi trường, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn bào thai và 1 năm sau khi sinh, tiếp tục ảnh hưởng cho tới lúc trưởng thành. Do vậy nếu bố mẹ thấp, con vẫn hoàn toàn có thể đạt chiều cao chuẩn nếu được chăm sóc một cách khoa học”.

.

Chiều cao người Việt tăng rất chậm, sau gần 70 năm nữ giới chỉ tăng 2cm

Gen di truyền không quyết định hoàn toàn chiều cao

Nhật Bản từng là quốc gia có chiều cao trung bình rất thấp sau chiến tranh thế giới thứ 2 với biệt danh “Nhật lùn” nhưng hiện nay, người Nhật thuộc top 3 nước có chiều cao trung bình hàng đầu châu Á.

Theo thống kê từ New York Times, trước năm 1950, chiều cao của người Nhật là 150cm (với nam) và 149cm (với nữ). Tuy nhiên hiện tại, người Nhật cao trung bình 172cm (với nam) và 158cm (với nữ). Để làm được điều đó, Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt chương trình quốc gia liên quan đến dinh dưỡng, vận động và môi trường sống. Điều này chứng tỏ, chiều cao có thể cải thiện chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào gen di truyền.

Chiều cao của người Nhật tăng mạnh theo thời gian.

Làm thế nào để con cao chuẩn dù bố mẹ “nấm lùn”?

Để trẻ tăng chiều cao tốt nhất cần sự kết hợp của đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, môi trường sống… Sau đây là một số lưu ý quan trọng để trẻ có chiều cao vượt trội.

– Về dinh dưỡng: Dinh dưỡng có vai trò quan trọng nhất trong nhóm các yếu tố tác động lên chiều cao của trẻ (32%). Vì vậy, trẻ cần được ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, trong ngày trẻ nên được đảm bảo nhận đủ các nhóm chất như tinh bột (từ gạo, ngô, khoai, bánh mì, bún…), chất đạm (từ thịt lợn, gà, bò, cá, trứng, đậu phụ…), chất béo (dầu mỡ), rau củ quả.

Muốn con cao lớn, bố mẹ cần quan tâm đến thực đơn giàu canxi (tôm, cua đồng, cá, đậu phụ, các loại ra lá màu xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa…). Đặc biệt, cần bổ sung vitamin D mỗi ngày để giúp trẻ hấp thu tốt canxi và thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng.

Theo GS. Walter Willett, Trưởng khoa Dinh dưỡng, ĐH Harvard, Mỹ, canxi là nguyên tố quan trọng trong xương nhưng dễ đạt được từ thực phẩm hằng ngày – điều luôn được khuyên là ưu tiên cho sức khỏe và an toàn. Cái chúng ta cần quan tâm hơn đó là vitamin D.

Vitamin D không chỉ là 1 vitamin đơn thuần mà còn là hormone quan trọng trong cơ thể có tác động trực tiếp lên các yếu tố tăng trưởng (chiều cao, cân nặng). Hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh, bổ sung vitamin D dự phòng đều đặn hàng ngày giúp tăng chiều cao gấp 2 lần so với mức tăng trung bình ở trẻ không bổ sung.

Mặt khác, phụ huynh cũng nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, các loại nước có ga (gây tăng thải canxi qua nước tiểu)…, cản trở quá trình phát triển chiều cao.

Vitamin D3 có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng chiều cao

Về vận động: Vận động hợp lý, an toàn theo từng lứa tuổi giúp kéo dài các cơ, tăng cường độ chắc khỏe của xương đồng thời kích thích cơ thể sản sinh thêm hormone tăng trưởng, tăng chiều dài của xương.

Tốt nhất nên tạo điều kiện để trẻ vận động ít nhất 1 tiếng/ngày, tránh ngồi một chỗ quá 2 tiếng/lần, hạn chế tối đa các thiết bị điện tử, game… Với các bé dưới 3 tuổi nên khuyến khích con chơi các trò chơi vận động tay chân, các bé sau 3 tuổi có thể làm quen dần với các môn thể thao như đạp xe, chạy bộ, nhảy dây, đu xà, bóng rổ, bóng đá, bơi lội… 

Về giấc ngủ: Trẻ cần được ngủ đủ và sâu giấc vì trong giấc ngủ sâu từ 10h đêm đến 3h sáng, hormone tăng trưởng GH tiết ra mạnh nhất, giúp trẻ tăng chiều cao. Phụ huynh nên tập thói quen cho trẻ ngủ trước 10h đêm, không nên đánh thức trẻ trước 6h sáng, tạo không gian thoải mái để trẻ ngủ ngon.

Trẻ cũng cần được sống trong môi trường vui vẻ, tránh căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng sức khỏe tổng thể, trong đó có chiều cao.

Chiều cao trong giai đoạn 3 năm đầu đời ảnh hưởng đến chiều cao khi trẻ trưởng thành. Vì thế, muốn con cao chuẩn, bố mẹ nên chú ý các yếu tố trên càng sớm càng tốt và kiên trì cho đến khi trẻ trưởng thành.

Gen quy định 60% chiều cao của trẻ nhưng để 60% này phát huy một cách tối đa, thậm chí cao hơn mong đợi từ gen lại phụ thuộc hoàn toàn vào cách chăm sóc của bố mẹ. Vì thế, nếu con thấp lùn, đừng vội đổ lỗi hoàn toàn cho gen, cho giống!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836