Vitamin K được tìm thấy từ rất lâu với tác dụng đông máu. Những phát hiện mới nhất về vai trò của vitamin K2 về trên hệ xương, tim mạch đang được quan tâm nhiều hơn.
Lịch sử
Vitamin K được nhà khoa học Henrik Dam (người Đan Mạch) tìm thấy năm 1929. Phát hiện này được đăng trên một tạp chí khoa học của Đức. Ban đầu vi chất này được gọi là Koaguitions và sau đó gọi tắt là là vitamin K. Vitamin K là một vitamin thiết yếu hỗ trợ quá trình đông máu của cơ thể.
Đầu thế kỷ 20, nha sĩ Weston Price đã nghiên cứu dịch tễ nhiều nước trên thế giới. Kết quả là chế độ ăn uống chứa vitamin K có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sâu răng và một số bệnh mạn tính trên xương.
Từ đó các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về vitamin K. Vitamin K được phát hiện có tác dụng trên bệnh tim mạch và sức khỏe xương.
Vitamin K có ở đâu?
Vitamin K là một vitamin tan trong dầu, tồn tại ở hai dạng chính là vitamin K1 và vitamin K2.
Vitamin K1 (phylloquinone) có trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật. Đặc biệt có nhiều trong các loại rau lá xanh: cải xoăn, cải thìa, súp lơ xanh … Vitamin K1 dễ đạt được hàm lượng theo nhu cầu từ khẩu phần ăn hàng ngày.
Vitamin K2 (menaquinone) có nhiều trong thực phẩm lên men như đậu nành natto Nhật Bản. Ngoài ra có trong một số ít trong các thực phẩm nguồn gốc động vật như lòng đỏ trứng, bơ, phô mai…. Vitamin K2 cũng được tổng hợp bởi vi khuẩn trong đường ruột. Tuy nhiên lượng vitamin K2 rất ít và không đáp ứng đủ nhu cầu.
Vitamin K dùng để làm gì?
Vitamin K có chức năng chính là một yếu tố đông máu. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy vai trò của vitamin K2 trong hỗ trợ sức khỏe hệ tim mạch và hệ xương răng của cơ thể. Vitamin K1 và vitamin K2 có khác biệt lớn về hấp thu và phân bố ở các mô khác nhau. Vì vậy, tác dụng của chúng cũng khác nhau.
-
Chức năng đông máu
Vitamin K kiểm soát sự hình thành các yếu tố đông máu trong gan. Vitamin K2 giúp hình thành cục máu đông và liên quan tới quá trình đông máu của cơ thể. Quá trình đông máu giúp cơ thể tránh hiện tượng chảy máu ồ ạt và nguy cơ tử vong vì không thể cầm máu dù chỉ với vết thương nhỏ.
Vitamin K1 dễ tìm thấy trong thực phẩm và giá thành sản xuất cũng rẻ hơn vitamin K2. Do đó, vitamin K1 được ứng dụng nhiều trong điều trị rối loạn đông máu.
-
Hỗ trợ hệ xương răng chắc khỏe
Vitamin K2 giúp kích hoạt Osteocalcin – protein giúp tăng cường gắn canxi vào xương và răng. Vitamin K2 cũng giúp tăng sản xuất collagen và hỗ trợ xương dẻo dai, linh hoạt. Nhiều thống kê nghiên cứu lâm sàng đã cho kết luận rằng bổ sung vitamin K2 làm tăng sức mạnh cho xương và giảm đáng kể nguy cơ gãy xương. Trong khi đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitamin K1 tác dụng rất ít lên xương. Do vậy, vitamin K1 gần như không có hiệu quả trong phòng ngừa và hỗ trợ loãng xương.
Đặc biệt, vitamin K2 dạng MK-7 đã được chứng minh có nồng độ hấp thu cao và thời gian tồn tại trong máu lâu tới 3 ngày. Điều này cho hiệu quả tăng cường sức mạnh xương rất tốt. Vitamin K2 MK7 được ứng dụng trong hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Đây cũng là một liệu pháp phòng ngừa và điều trị loãng xương ở Nhật Bản và các nước trên thế giới.
-
Đối với hệ tim mạch
Vitamin K2 hoạt hóa MGP – protein ngăn ngừa lắng đọng canxi trong lòng mạch. Từ đó ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa và vôi hóa mạch máu. Đây là yếu tố nguy cơ nguy hiểm của nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau.
Kết quả các nghiên cứu quan sát cho thấy, vitamin K2 có khả năng làm giảm xuất hiện mảng vôi hóa trong mạch máu tốt hơn so với vitamin K1. Bổ sung đủ vitamin K làm giảm nguy cơ mắc và xuất hiện biến chứng bệnh tim mạch.
Thiếu vitamin K
Vitamin K thiếu thường là do ăn uống không đầy đủ rau xanh, giảm hấp thu chất béo. Đặc biệt trong chế độ ăn của người Việt có rất ít vitamin K2.
Ở trẻ nhỏ, tình trạng thiếu vitamin K là rất phổ biến. Trẻ sơ sinh nếu thiếu vitamin K gây ra bệnh xuất huyết. Hậu quả là khuyết tật xương, mũi, măt, ngón tay… thậm chí gây tử vong. Do vậy cần tiêm dự phòng vitamin K1 ở tất cả trẻ sơ sinh trong vòng 6 giờ sau sinh để giảm nguy cơ xuất huyết và tử vong ở trẻ.
Ở người lớn, thiếu hụt vitamin K có thể dẫn tới các bệnh lý sau:
-
Bệnh tim:
Khoảng 57% bệnh nhân tử vong do tim ngừng đập có nguyên nhân là thiếu vitamin K2. Do đó cần tăng cường vitamin K2 cho cơ thể để giảm vôi hóa động mạch và phòng ngừa các bệnh tim mạch.
-
Ung thư:
Nghiên cứu trên các bệnh nhân nam từ 35-64 tuổi cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở người thiếu vitamin K cao hơn nhóm dùng đủ. Thiếu vitamin K làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
-
Loãng xương:
Vitamin K làm tăng chuyển hóa trong xương và phòng ngừa loãng xương, đặc biệt là người trên 40 tuổi và phụ nữ mãn kinh.
-
Chảy máu nhiều và dễ bầm tím:
Thiếu vitamin K dẫn tới chảy máu quá mức ngay cả khi chỉ bị thương nhẹ. Vitamin K ngăn chặn chảy máu cả bên trong và bên ngoài cơ thể nên làm giảm và nhanh tan các vết bầm tím hơn.
Mỗi ngày cần bổ sung bao nhiêu vitamin K?
Vitamin K là vitamin thiết yếu cần bổ sung hàng ngày ở tất cả các độ tuổi. Nhu cầu sử dụng vitamin K là khác nhau với mỗi đối tượng, lứa tuổi và giới tính và một số yếu tố khác như tình trạng mang thai, cho con bú hoặc mắc bệnh.
Dưới đây là khuyến cáo liều dùng của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2016 dành cho người Việt Nam:
Chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về vitamin K2 và vai trò của nó đối với cơ thể.
Khi cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý khách vui lòng gọi HOTLINE 1900 58 88 36.
Trân trọng.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.