Loãng xương là tình trạng quá trình hủy xương cũ diễn ra nhanh hơn tạo xương mới. Hiện tượng này làm cho xương trở nên xốp và dễ gãy hơn. Bệnh loãng xương gần như không gây ra triệu chứng nào cho đến khi xuất hiện xẹp lún cột sống và gãy xương. Vậy những dấu hiệu nhận biết loãng xương là gì?
Tỷ lệ mắc bệnh loãng xương
Loãng xương thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là giai đoạn sau mãn kinh. Trên thế giới, khoảng 1/2 phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương ở cột sống, cổ xương đùi hoặc cổ tay do loãng xương. Dự báo đến năm 2050 sẽ có khoảng 6,3 triệu ca gãy cổ xương đùi do loãng xương.
Đặc biệt, tỷ lệ loãng xương chiếm tới 50% là ở các nước Châu Á do chế độ ăn hàng ngày thường thiếu canxi. Ở Việt nam có khoảng 17.000 phụ nữ và 6.300 nam giới trên 60 tuổi bị loãng xương dẫn tới gãy cổ xương đùi.
Những dấu hiệu nhận biết loãng xương trong giai đoạn đầu
Các dấu hiệu mất xương rất khó phát hiện từ sớm. Thường mọi người không biết mình bị loãng xương cho tới khi gãy xương hông, cột sống hoặc cổ tay. Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra sự mất xương:
Tụt nướu
Bạn có thể gặp tình trạng tụt nướu do xương hàm bị tiêu. Hãy đi khám nha sĩ nếu bạn xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm quá nặng.
Độ bám yếu hơn
Trong nghiên cứu về mật độ xương trên phụ nữ sau mãn kinh, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: độ bền, sức mạnh tay cầm thấp có liên quan đến mật độ xương thấp. Ngoài ra, độ bền tay nắm thấp cũng làm tăng nguy cơ té ngã.
Móng tay giòn và yếu
Độ khỏe của móng tay có thể báo hiệu sức khỏe của xương. Nhưng móng tay giòn, gãy cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như: bơi lội, làm vườn, thiếu vitamin C…
Ngoài việc giảm mật độ xương, ban đầu loãng xương thường không gây ra triệu chứng rõ ràng nào. Tốt nhất nếu bạn thuộc các đối tượng có nguy cơ cao, bạn có thể đến khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh sớm nhất.
>> Xem thêm tại: Cách đánh giá nguy cơ loãng xương và gãy xương
Các dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương giai đoạn sau
Khi tình trạng mất xương tăng lên, bạn có thể gặp nhiều triệu chứng hơn. Đây là những dấu hiệu nhận biết loãng xương rõ ràng:
Giảm chiều cao là dấu hiệu nhận biết loãng xương điển hình
Đây là một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất. Bệnh nhân loãng xương thường bị gãy xương đốt sống lưng. Nếu bạn phát hiện giảm chiều cao khoảng 3cm thì rất có thể bạn đã bị gãy một đốt sống lưng mà không hề biết.
Gãy xương do ngã, va chạm nhẹ
Gãy xương là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh loãng xương. Gãy xương có thể xảy ra khi ngã hoặc va chạm nhẹ. Một số trường hợp thậm chí gãy xương khi hắt hơi hoặc ho mạnh.
Đau lưng, đau cổ
Loãng xương có thể gây ra gãy xương đốt sống. Những vết gãy này chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống và gây đau đớn. Người bệnh có thể đau nhẹ đến đau rất nặng, ảnh hưởng tinh thần của bệnh nhân.
Khom lưng, còng lưng là đặc trưng dấu hiệu nhận biết loãng xương
Sự chèn ép của các đốt sống cũng có thể khiến phần lưng trên bị cong nhẹ.
Lưng khom gây đau lưng, cố. Lưng khom tạo áp lực trên đường thở và hạn chế sự giãn nở của phổi. Do đó bệnh nhân có thể thấy khó thở, đặc biệt khi vận động mạnh.
Đau các vùng xương chịu áp lực thường xuyên
Bệnh nhân thường đau cột sống, thắt lưng,đầu gối, hai bên liên sườn. Đau tăng lên khi lên khi vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế. Vì vậy, bệnh nhân loãng xương khó cúi gập hoặc xoay hẳn người.
Ngoài ra ở người trung niên, loãng xương thường đi kèm với dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp…
Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương
- Người cao tuổi
- Phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi.
- Người dùng các thuốc: corticoidsteroid, bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp.
- Hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên.
- Gia đình có tiền sử bị loãng xương.
Các triệu chứng của loãng xương có thể gây đau và khó chịu. Nếu bạn bị đau dữ dội, đặc biệt ở vùng lưng, cổ, hông hoặc cổ tay hoặc có những yếu tố nguy cơ trên thì nên đi khám bác sĩ ngay.
Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết loãng xương để bạn phân biệt và xác định mình có bị mắc bệnh loãng xương không.
Khi cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý khách vui lòng gọi HOTLINE 1900 58 88 36.
Trân trọng.