Loãng xương là bệnh lý có thể phòng ngừa và điều trị. Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc cần chú ý cả chế độ dinh dưỡng và tập thể dục. Người bệnh loãng xương nên ăn đủ canxi, vitamin D3 và vitamin K2. Vậy chế độ luyện tập cần lưu ý những điểm gì?
Tập thể dục và mật độ xương
Hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong duy trì và cải thiện mật độ xương.
Tập thể dục cũng làm tăng khối lượng và sức mạnh của xương và cơ bắp.
Do đó cần duy trì tập thể dục thường xuyên và liên tục để có lợi ích cao nhất.
Xương của chúng ta trở nên chắc khỏe hơn khi chịu tác động hoặc một áp lực phù hợp. Như vậy có nghĩa là sẽ có những bài tập tốt cho xương. Bên cạnh đó cũng có những bài tập không nên tập luyện.
Tập thể dục trong suốt cuộc đời
Mỗi giai đoạn tuổi đều nên tập luyện thể dục thường xuyên với những mục đích khác nhau cho sức khỏe xương.
Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên tập thể dục với mục tiêu tối ưu hóa chiều cao, tăng mật độ xương đỉnh. Người trẻ tuổi và trung niên cần tập thể dục để duy trì sức mạnh cho xương. Người cao tuổi tập thể dục để giảm mất xương, duy trì dẻo dai linh hoạt cho xương.
Người cao tuổi tập thể dục là để duy trì khối lượng xương và sức mạnh của cơ bắp. Ngoài ra, tập các bài tập phù hợp để tăng khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã.
Bài tập nào là phù hợp để phòng ngừa và điều trị loãng xương?
Khả năng tạo xương của một bài tập phụ thuộc vào áp lực tác động lên xương trong quá trình luyện tập. Dưới đây là một số bài tập với mức độ hiệu quả dành cho người loãng xương
[table id=9 /]
*Lưu ý: Bơi lội và đạp xe có thể tốt cho sức khỏe nói chung nhưng ít có lợi ích cho sức khỏe xương
Nên hình thành chế độ luyện tập như thế nào để điều trị loãng xương?
- Thường xuyên vận động ít nhất 3 lần mỗi tuần.
- Việc tập luyện cần tăng cường theo thời gian (thời gian luyện tập, mức độ khó của bài tập, độ cao của bước nhảy…) để tăng cường sức mạnh cho xương và cơ.
- Đa dạng hóa các bài tập thể dục sẽ tốt hơn là tập liên tục một bài tập.
- Các bài tập nên được thực hiện theo từng đợt ngắn liên tục.
Các bài tập giữ thăng bằng và tránh té ngã
Các bài tập thăng băng không giúp cải thiện sức mạnh của xương và cơ nhưng sẽ làm giảm nguy cơ té ngã.
Các bài tập này bao gồm bài tập đứng trên một chân (có thể tăng dần lên đứng trên một chân đồng thời nhắm mắt). Ngoài ra bạn có thể đi bộ bằng gót chân và thái cực quyền.
Ngã là nguyên nhân phổ biến của gãy xương. Đối với những người bị loãng xương, dù chỉ một cú ngã nhẹ cũng có thể gây ra gãy xương.
Một nửa số vụ té ngã xảy ra xung quanh nhà. Khoảng 1/3 số người trên 65 tuổi bị ngã mỗi năm. Ước tính có khoảng 6% số trường hợp té ngã dẫn đến gãy xương. Vì vậy, ngăn ngừa té ngã đã trở thành một việc quan trọng trong quản lý sức khỏe xương.
Té ngã thường gặp nhất là do:
- Sức mạnh cơ bắp kém.
- Các vấn đề về thăng bằng (yếu cơ, huyết áp thấp, dinh dưỡng kém, có vấn đề trong tai, ảnh hưởng của một số thuốc…)
- Tầm nhìn kém
- Các mối nguy cơ gây vấp ngã (đồ đạc nên để gọn gàng, trong tầm với).
Hi vọng các thông tin trên đây là hữu ích với bạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý khách vui lòng gọi HOTLINE: 1900 58 88 36
Trân trọng.