Bộ đôi vitamin D3 và vitamin K2 được biết đến nhiều với vai trò tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Bộ đôi còn được kê trong phòng ngừa và điều trị loãng xương ở người cao tuổi. Việc bổ sung đủ vitamin D cho trẻ nhỏ đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Vitamin D giúp tăng cường miễn dịch, giảm mắc bệnh viêm đường hô hấp, cảm cúm, hen… Nghiên cứu mới nhất khẳng định bổ sung đủ vitamin D còn làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ.
1. Bổ sung đủ vitamin D làm giảm nguy cơ béo phì
1.1. Kết quả mang lại nhiều hi vọng mới
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Edardo Villamor – trường đại học Michigan (Mỹ) đã thực hiện theo dõi sức khỏe của 2 nhóm trẻ. Một nhóm được bổ sung đủ 400IU vitamin D/ngày liên tục trong 1 năm. Nhóm còn lại chỉ được bổ sung giả dược. Kết quả cho thấy nhóm bổ sung đủ vitamin D ít bị béo phì hơn hẳn nhóm kia.
Như vậy, kết quả này cho thấy trẻ được bổ sung đủ vitamin D giúp phòng ngừa béo phì trong tương lai.
Trẻ sơ sinh thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa khi lớn lên. Nhóm trẻ này xuất hiện các dấu hiệu như đường máu cao, thừa mỡ bụng và cholesterol xấu ở độ tuổi thiếu niên.
Như vậy, trẻ nhỏ thiếu vitamin D dễ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường typ 2 khi trưởng thành.
Mặc dù nghiên cứu không xác định rõ vitamin D thấp bao nhiêu sẽ dẫn tới những chứng bệnh này. Bằng chứng rõ ràng cho thấy trẻ bổ sung đủ vitamin D làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì.
1.2. Nghiên cứu của trường đại học Michigan
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ vitamin D thấp ở trẻ sơ sinh tới bệnh tim mạch. Các nhà khoa học phân tích dữ liệu của 300 trong 1800 số liệu thu được tại Santiago, Chile.
Thí nghiệm tiến hành đo nồng độ vitamin D ở trẻ sơ sinh. Một nhóm trẻ được bổ sung đủ vitamin D trong suốt 1 năm. Nhóm còn lại thì không. Sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe những đứa trẻ trong quá trình trưởng thành.
Kết quả cho thấy có mối liên quan rõ ràng giữa việc thiếu hụt vitamin D và sức khỏe tim mạch của trẻ sau này.
Cụ thể, mẫu máu của trẻ 1 tuổi có nồng độ vitamin D cao hơn thì có chỉ số BMI tăng chậm hơn nhóm còn lại. Kết quả đặc biệt nổi bật trong giai đoạn trẻ 1-5 tuổi.
2. Béo phì và những hậu quả khôn lường
Nếu một đứa trẻ bị béo phì thì nhiều khả năng chúng cũng bị béo phì khi lớn lên. Thậm chí, mức độ béo phì có thể càng nghiêm trọng và gây ra biến chứng nặng nề. Trẻ béo phì dễ mắc các bệnh chuyển hóa, đái tháo đường, mỡ máu, đột quỵ…
Công trình nghiên cứu của trường đại học Michigan mang lại nhiều giá trị.
- Trẻ sơ sinh bổ sung đủ vitamin D ít gặp các vấn đề liên quan tới hội chứng chuyển hóa hơn.
- Chỉ số đường máu, cholesterol và triglycerid của trẻ trước 16 hoặc 17 tuổi đều trong mức an toàn.
- Trẻ cũng ít gặp tình trạng kháng insulin tức là nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn.
- Khi lớn lên, trẻ bổ sung đủ vitamin D có tỷ lệ mỡ thấp hơn so với nhóm thiếu.
“Chỉ dựa vào nghiên cứu quan sát không thể kết luận thiếu vitamin D là nguyên nhân gây ra những nguy cơ này. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ vitamin D ở trẻ nhỏ cho ta dự đoán khả năng mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành. Điều này hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho chẩn đoán và phòng ngừa các bệnh lý.” Tiến sĩ Edardo Villamor – giáo sư dịch tễ học trường đại học Michigan cho biết.
Tỷ lệ béo phì đang tăng nhanh
Hiện tại tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ ngày càng tăng. Tại Mỹ, ước tính cứ 6 trẻ thì có 1 trẻ có chỉ số khối cơ thể BMI vượt quá mức cho phép. Thế nhưng, theo nghiên cứu của trường đại học Emory, uớc tính có khoảng 9% trẻ (khoảng 6,7 triệu) trẻ em ở Mỹ thiếu vitamin D.
Ở Việt Nam, tỷ lệ thừa cân – béo phì có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở khu vực thành phố. Tỷ lệ trẻ em thừa cân – béo phì tại Hà Nội và TP HCM là 12% (1996). Đến năm 2009, sau 13 năm, tỷ lệ này 43%. Điều tra dịch tễ năm 2014-2015, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì là trên 50% (HCM) và khoảng 41% (nội thành Hà Nội).
Mặc dù có nhiều bằng chứng lâm sàng về mối liên hệ giữa vitamin D và béo phì. Thế nhưng cơ chế gây ảnh hưởng như thế nào là chưa rõ ràng.
Có giả thuyết cho rằng vitamin D có thể khóa tiến trình sản xuất những tế bào mỡ. Một lí do khác là người béo phì có xu hướng ít phơi nắng hơn. Do đó, da không thể tổng hợp được đủ vitamin D cho nhu cầu.
3. Khuyến cáo bổ sung đủ vitamin D
Vitamin D được da tổng hợp dưới ánh nắng mặt trời. Thế nhưng, da trẻ sơ sinh mỏng hơn 5 lần so với người lớn. Nếu tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời có thể gây bỏng da, thậm chí ung thư da.
Các tổ chức y tế khuyến cáo không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp quá nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Thế nhưng trong sữa mẹ lại không có nhiều viamin D.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Mỹ, Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam đã đưa ra khuyến cáo: “bổ sung 400IU vitamin D/ngày cho tất cả trẻ nhỏ”. Như vậy, trẻ bú mẹ hoàn toàn và có bổ sung sữa công thức đều cần bổ sung vitamin D.
Tiến sĩ Edardo Villamor – tác giả công trình nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị. Cần duy trì bổ sung vitamin D hàng ngày ít nhất tới 1 tuổi để đảm bảo lợi ích sức khỏe cho trẻ.
Cụ thể, mức liều vitamin D được khuyến cáo cho các đối tượng như sau.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Nguồn: https://www.dailymail.co.uk/health/article-8911063/Babies-higher-vitamin-D-levels-likely-grow-obese.html